investvnd-logo

Quy tắc 50/30/20

[fusion_builder_container type=”flex” hundred_percent=”no” equal_height_columns=”no” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” background_position=”center center” background_repeat=”no-repeat” fade=”no” background_parallax=”none” parallax_speed=”0.3″ video_aspect_ratio=”16:9″ video_loop=”yes” video_mute=”yes” border_style=”solid” padding_left_small=”0px” padding_right_small=”0px”][fusion_builder_row][fusion_builder_column type=”1_1″ type=”1_1″ layout=”1_1″ background_position=”left top” border_style=”solid” border_position=”all” spacing=”yes” background_repeat=”no-repeat” margin_top=”0px” margin_bottom=”0px” animation_speed=”0.3″ animation_direction=”left” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” center_content=”no” last=”true” hover_type=”none” first=”true” background_blend_mode=”overlay” spacing_left_small=”0%” spacing_right_small=”0.1%” min_height=”” link=””][fusion_text rule_style=”default” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” sticky_display=”normal,sticky” text_transform=”none” animation_direction=”left” animation_speed=”0.3″]

Quy tắc 50/30/20 là quy tắc lập ngân sách phổ biến trong quản lý tài chính cá nhân.

Bạn có thể sử dụng quy tắc 50/30/20 để phân bổ ngân sách cho các loại nhu cầu trong cuộc sống, đặc biệt là có thể tiết kiệm và đầu tư dù bạn có thu nhập bao nhiêu.

Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết cách vận hành của quy tắc 50/30/20 và cách ứng dụng để giúp bạn cải thiện sức khỏe tài chính của mình.

Giới thiệu quy tắc 50/30/20

Quy tắc 50/30/20 hay còn gọi là quy tắc Elizabeth Warren’s 50/30/20 là phương pháp quản lý tài chính cá nhân phổ biến trên toàn thế giới vì tính đơn giản và hiệu quả, ai cũng có thể làm được.

Quy tắc này được phổ biến bởi Sen. Elizabeth Warren và con gái Amelia Warren Tyagi trong cuốn sách All your work: The Ultimate Lifetime Money Plan.

Quy tắc 50/30/20 phân loại rõ ràng các loại nhu cầu và định mức cụ thể cho từng loại nhu cầu của bạn trong cuộc sống.

Mỗi ngày chúng ta đều phát sinh nhiều nhu cầu khác nhau và đó là lý do dễ dẫn đến tiêu xài “quá tay” so với thu nhập.

Thu nhập không theo kịp nhu cầu của chúng ta thì bạn sẽ có một sức khỏe tài chính rất xấu.

Định mức cho từng loại nhu cầu sẽ giúp bạn có “điểm dừng”, bảo vệ thu nhập và có thể tiết kiệm và đầu tư cho nhiều mục tiêu tài chính trong tương lai.

Cách hoạt động của quy tắc 50/20/30

Quy tắc 50/30/20 hoạt động khá đơn giản, chỉ vài phép tính cơ bản của học sinh tiểu học!

Bạn sẽ phân chia thu nhập sau thuế (Thu nhập bạn đem về nhà) của mình thành 3 phần:

50% cho nhu cầu thiết yếu (Needs)

Các chi phí cho nhu cầu thiết yếu là bắt buộc bạn phải trả mỗi tháng, nếu không trả bạn không thể tồn tại được…

Nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân là khác nhau. Đàn ông khác với phụ nữ, con nít khác với người già, phụ nữ có con khác với phụ nữ độc thân,…

Nhu cầu nào là thiết yếu thì chỉ có bạn mới có thể trả lời. Dựa vào các chi phí bạn bắt buộc phải chi trả hàng tháng cho cá nhân và gia đình.

Ví dụ: Bạn là đàn ông độc thân và đang ở nhà thuê thì chi phí thiết yếu của bạn đại loại là:

  • Tiền ăn, uống
  • Tiền nhà
  • Xăng, điện nước, wifi (Tiện ích)

30% cho nhu cầu thỏa mãn sở thích cá nhân (Wants)

30% khoản thu nhập bạn sẽ chi trả cho các nhu cầu sở thích cá nhân, để vui hơn và hạnh phúc hơn:

  • Sở thích mua đồ công nghệ.
  • Sở thích đi du lịch.
  • Mua mỹ phẩm.
  • Quần áo.
  • Ăn uống bên ngoài như cà phê, hẹn hò với bạn bè.

20% còn lại là tiết kiệm các mục tiêu tài chính dài hạn (Financial Goals)

Tùy từng thời điểm trong cuộc sống mà bạn sẽ ưu tiên và tập trung cho mục tiêu tài chính gì.

Ví dụ bạn có quá nhiều nợ tiêu dùng vậy mục tiêu tài chính bạn cần ưu tiên là trả hết nợ thì 20% thu nhập bạn sẽ thu xếp để trả nợ càng nhanh càng tốt.

Nếu bạn chưa có quỹ dự phòng thì 20% sẽ tiết kiệm cho quỹ dự phòng đủ cho thu nhập 3-6 tháng để đề phòng trường hợp không may xảy ra như thất nghiệp, tai nạn, bệnh tật,…

50% (Needs) 30% (Wants) 20% (Financial Goals)
Chi phí cho nhu cầu thiết yếu mỗi tháng: tiền nhà, tiền điện nước, tiền xăng xe, tiền ăn, tiền học phí, thuốc men, tiền Wifi, điện thoại,... Chi phí cho sở thích cá nhân: mua sắm quần áo, tiền mua các gói xem phim online, mua gói tập gym online hoặc offline, tiết kiệm đi du lịch,... Tiền tiết kiệm và đầu tư cho các mục tiêu tài chính trung và dài hạn hoặc trả nợ.Các khoản tiết kiệm ngắn hạn như quỹ dự phòng, du lịch xa cần nhiều tiền, mua xe máy, đồ điện tử.Các khoản tiết kiệm trung - dài hạn để mua tài sản giá trị lớn hoặc xây dựng quỹ tự do tài chính. Nếu bạn có nhiều khoản nợ tiêu dùng lãi suất cao thì bạn có thể trích ngân sách ở phần này để trả hết nợ.

Đọc thêm:

Nếu bạn đã tự tin tài chính vững chắc 20% thu nhập bạn sẽ dùng để đầu tư vào các công cụ tài chính trong dài hạn để mua tài sản giá trị lớn như nhà, ô tô hoặc nghỉ hưu trong tương lai tùy vào nhu cầu của bạn.

*Mỗi giai đoạn bạn chỉ nên tập trung vào một mục tiêu tài chính để hoàn tất nó sớm. Nếu thu nhập bạn càng cao thì bạn sẽ dễ dàng đạt được các mục tiêu tài chính.

Cách ứng dụng quy tắc chi tiêu 50/30/20 trong tài chính cá nhân

Quy tắc 50/30/20 là quy tắc cân bằng trong việc chi tiêu và tiết kiệm. Đây là quy tắc hiệu quả cho người mới lập ngân sách.

Dưới đây là một vài cách ứng dụng quy tắc 50/30/20:

Ứng dụng quy tắc 50/30/20

Bước 1: Xác định chính xác thu nhập ròng của bạn mỗi tháng. Nếu bạn có nhiều nguồn thu thì viết ra tất cả và cộng lại.

Bước 2: Nhân thu nhập của bạn theo các tỷ trọng 50%*Thu nhập (Nhu cầu thiết yếu), 30%*Thu nhập (Nhu cầu cho sở thích), 20%*(Mục tiêu tài chính).

Bước 3: Đối chiếu với các chi phí và theo dõi chi tiêu để bám theo ngân sách để hạn chế bội chi.

Ví dụ về quy tắc tài chính cá nhân 50/30/20

Bước 1: Ví dụ thu nhập của bạn là 15 triệu/tháng (Thu nhập đã trừ bảo hiểm xã hội, thuế TNCN,…) hay còn gọi là lương net của bạn nằm trong tài khoản ngân hàng.

Bước 2: Bạn sẽ phân bổ 50%*15 triệu (7.5 triệu cho nhu cầu thiết yếu), 30%*15 triệu (4.5 triệu cho sở thích cá nhân), 20%*15 triệu (3 triệu cho các mục tiêu tài chính).

Bước 3: Đối chiếu với các chi phí thiết yếu thực tế trong tháng xem số tiền đó đã đủ chi tiêu cho các chi phí trong tháng chưa. Nếu chưa đủ thì bạn phải gia tăng tỷ trọng cho nhu cầu thiết yếu và giảm bớt các nhu cầu khác lại.

Tổng thu nhập 15 triệu
Nhu cầu thiết yếu (Needs) 50%*15 triệu = 7.5 triệu
Nhu cầu cho sở thích cá nhân (Wants) 30% * 15 triệu = 4.5 triệu
Mục tiêu tài chính (Financial Goals) 20% * 15 triệu = 3 triệu

Nếu chi phí thiết yếu trong tháng của bạn vượt quá 7.5 triệu. Bạn nên nghĩ cách để cắt giảm bớt, tìm cách tăng thu nhập hoặc gia tăng tỷ trọng cho nhu cầu thiết yếu.

Nếu chi phí cho sở thích cá nhân vượt quá 4.5 triệu thì bạn nên cắt bớt sở thích cá nhân.

Mục tiêu tài chính luôn quan trọng hơn vì vậy nếu có dư ra thì bạn nên ưu tiên gia tăng tỷ trọng cho mục tiêu tài chính quan trọng cho tương lai.

Xem thêm:

18 công cụ gia tăng thu nhập.

Ưu nhược điểm của quy tắc 50/30/20

Không có một quy tắc nào là hoàn hảo và nó tùy thuộc vào hoàn cảnh tài chính của từng cá nhân. 

Chỉ có bạn mới thấu hiểu tài chính của chính bạn đang ở mức độ nào và quy tắc nào phù hợp với mình nhất.

Quy tắc 50/30/20 tuy hiệu quả nhưng cũng có vài nhược điểm.

Ưu điểm
  • Đơn giản, dễ thực hiện.
  • Phân loại các nhu cầu của một cá nhân.
  • Cân bằng cho việc chi tiêu và tiết kiệm dù bạn có bao nhiêu thu nhập.
Nhược điểm
  • Không đi chi tiết vào các chi phí cụ thể.
  • Thu nhập thấp rất khó phân bổ.
  • Đối với một số người thì quy tắc này chi tiêu quá nhiều cho sở thích cá nhân và quá ít cho các mục tiêu tài chính.
  • Bạn phải theo dõi các chi phí mỗi ngày.

So sánh quy tắc 50/30/20 với các quy tắc tài chính khác

50/30/20 không phải là quy tắc tài chính duy nhất mà nó còn có nhiều biến thể bạn có thể tham khảo:

  • 80/20: Chia 80% thu nhập cho tất cả các chi phí, 20% cho tiết kiệm và đầu tư cho các mục tiêu tài chính.
  • 70/20/10: Chia 70% thu nhập cho các chi phí, 20% trả nợ, 10% cho các mục tiêu tài chính dài hạn.

Câu hỏi thường gặp (FAQs) trong lúc lập ngân sách 50/30/20

[/fusion_text][fusion_accordion type=”toggles” inactive_icon=”fa-angle-right fas” active_icon=”fa-angle-double-right fas” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” border_size=”1″ border_color=”var(–awb-color2)” title_font_size=”20px” icon_size=”13″ icon_box_color=”var(–awb-color8)” content_color=”var(–awb-color7)” toggle_hover_accent_color=”var(–awb-color6)”][fusion_toggle title=”Thu nhập bao nhiêu mới có thể lập ngân sách theo quy tắc 50/30/20?” open=”no”]

Thu nhập càng thấp thì lập ngân sách theo quy tắc 50/30/20 sẽ khó hơn người có thu nhập cao. Tuy nhiên, không có con số cụ thể để lập ngân sách theo quy tắc trên. Dù bạn có thu nhập bao nhiêu cũng có thể phân bổ 50% vào chi phí thiết yếu, 30% cho sở thích, 20% cho các mục tiêu tài chính.

Nếu chi phí thiết yếu bạn lớn hơn 50% thu nhập thì bạn buộc phải gia tăng tỷ trọng cho các chi phí thiết yếu để có thể chi trả cho các nhu cầu cơ bản nhất, sau đó mới đến các chi phí khác.

[/fusion_toggle][fusion_toggle title=”Trả nợ thẻ tín dụng thì đưa vào mục nào theo quy tắc 50/30/20?” open=”no”]

Trả nợ thẻ tín dụng được xem là một mục tiêu tài chính. Bạn có thể phân bổ 20% thu nhập để trả nợ thẻ tín dụng.

[/fusion_toggle][fusion_toggle title=”Theo dõi các chi phí theo quy tắc 50/30/20 ở đâu?” open=”no”]

Bạn có thể lập một bảng Excel hoặc Google Spreadsheet để theo dõi các chi phí theo quy tắc 50/30/20 hoặc theo dõi bằng app quản lý tài chính.

[/fusion_toggle][/fusion_accordion][fusion_text rule_style=”default” animation_direction=”left” animation_speed=”0.3″ hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” sticky_display=”normal,sticky”]

Đọc thêm bài viết chuyên sâu về quản lý tài chính cá nhân:

Quản lý tài chính cá nhân toàn tập

[/fusion_text][/fusion_builder_column][/fusion_builder_row][/fusion_builder_container]
0 0 votes
Đánh giá
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Insert math as
Block
Inline
Additional settings
Formula color
Text color
#333333
Type math using LaTeX
Preview
\({}\)
Nothing to preview
Insert
Loading