investvnd-logo

6 chiếc lọ tài chính: Phân bổ ngân sách chi tiêu

Invest VND 5 Tài chính cá nhân 5 Lập ngân sách 5 6 chiếc lọ tài chính: Phân bổ ngân sách chi tiêu

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là quy tắc tài chính cá nhân phổ biến được sử dụng rộng rãi ngày nay.

Quy tắc này đề cập đến việc phân bổ nguồn thu nhập của bạn thành 6 chiếc lọ và dán nhãn cho nó.

Mỗi chiếc lọ bạn chỉ dùng để chi tiêu cho một nhu cầu tài chính cụ thể ví dụ như chi phí sinh hoạt, tiết kiệm, dự phòng khẩn cấp,…

Bài viết dưới đây Invest VND sẽ giúp bạn hiểu về quy tắc 6 chiếc lọ và cách ứng dụng vào tài chính cá nhân của bạn và gia đình.

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là gì?

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính giúp bạn phân bổ ngân sách tài chính thành nhiều phần khác nhau để chi tiêu và không xâm phạm lẫn nhau.

Bên cạnh các quy tắc tài chính như 50/30/20 hay 80/20 quy tắc 6 chiếc lọ tài chính cũng là một quy tắc phổ biến nhằm mục đích chia nhỏ và cụ thể hóa nhu cầu tài chính của bạn.

Theo quy tắc 80/20 thì 80% thu nhập bạn sẽ dành để chi tiêu còn 20% thu nhập để tiết kiệm.

Chia theo 80/20 sẽ đơn giản với người mới bắt đầu lập ngân sách nhưng chưa cụ thể vào từng nhu cầu chi tiêu để bạn có thể theo dõi tiền của bạn đang đi đâu.

Cách hoạt động của 6 chiếc lọ tài chính

Chiếc lọ số 1: 55% chi phí sinh hoạt tối thiểu.

55% chi phí dành cho sinh hoạt tối thiểu là con số được khuyến nghị trong tài chính để bạn có dư tiền ra và thực hiện nhiều mục tiêu khác trong cuộc sống.

Nếu toàn bộ thu nhập bạn làm ra đều chi tiêu cho nhu cầu tối thiểu như tiền nhà, tiền điện, nước, wifi,… thì bạn sẽ không có dư tiền để làm nhiều việc khác như tiết kiệm và đầu tư để gia tăng tài sản.

Chiếc lọ số 2: 10% chi phí giáo dục

Đầu tư để phát triển cho bản thân là khoản đầu tư sinh lợi nhuận nhiều nhất.

Bởi vì khi bạn gia tăng sự hiểu biết hoặc chuyên môn, thu nhập của bạn sẽ tăng nhanh đáng kể so với bất kì khoản đầu tư nào trong cuộc sống.

Chi phí cho giáo dục bao gồm các khóa học, sách,… được khuyến nghị trong quy tắc 6 chiếc lọ là 10% hằng năm.

Chiếc lọ số 3: 10% dự phòng tài chính

Dự phòng tài chính là việc làm đầu tiên bạn nên làm trước khi bước vào các hoạt động đầu tư gia tăng lợi nhuận.

10% thu nhập là con số được khuyến nghị trong quy tắc tài chính này.

Dự phòng tài chính được chia làm 2 loại:

Chiếc lọ số 4: 10% tận hưởng cuộc sống

Chi phí dành cho tận hưởng cuộc sống như du lịch, chi tiêu theo sở thích cá nhân,… được khuyến nghị là 10% thu nhập.

Nếu thu nhập bạn gia tăng đồng nghĩa với bạn sẽ có thể thỏa mãn những sở thích cá nhân và những điều bạn mong muốn trong cuộc sống.

Chiếc lọ số 5: 10% tiết kiệm để đầu tư

Chiếc lọ số 5 là chiếc lọ quan trọng để bạn xây dựng tài sản. Chiếc lọ tiết kiệm và đầu tư bạn càng xây dựng nó càng sớm thì nó sẽ giúp bạn đạt tự do tài chính một cách dễ dàng cho hưu trí.

Theo quy tắc này thì 10% được trích đều đặn từ thu nhập để bỏ vào chiếc lọ tiết kiệm. Sau khi chiếc lọ tiết kiệm đủ lớn bạn sẽ chuyển nó thành chiếc lọ đầu tư để nhân rộng vốn lên nhiều lần.

Chiếc lọ số 6: 5% phụng dưỡng cha mẹ hoặc làm từ thiện

5% trong thu nhập sau thuế bạn có thể trích ra để phụng dưỡng bố mẹ hoặc gửi vào các tổ chức từ thiện, tùy vào nhu cầu của bạn.

Vì sao là 5%?

Vì khi nền tảng tài chính của bạn chưa vững chắc, bạn không thể giúp đỡ quá nhiều người và dùng ngân sách quá lớn.

Bạn cần vững vàng về tài chính cá nhân và gia đình trước khi đóng góp cho xã hội. Vì vậy 5% là con số hợp lý mà các chuyên gia tài chính trên thế giới đều khuyến nghị.

Ưu, nhược điểm của quy tắc phân bổ 6 chiếc lọ

Ưu điểm
  • Cụ thể hóa nhu cầu tài chính.
  • Đa dạng các nhu cầu trong cuộc sống.
  • Giúp bạn kế hợp cả chi tiêu, dự phòng, tiết kiệm.
Nhược điểm
  • Dễ chi tiêu vượt ngân sách.
  • Đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỉ luật.

Quy tắc 6 chiếc lọ có tốt không?

Tùy vào tài chính cá nhân của bạn và những sự ưu tiên về tài chính để có kế hoạch phân bổ ngân sách hợp lý.

Bạn không nhất thiết phải làm giống hệt như quy tắc 6 chiếc lọ mà bạn cần sự linh hoạt trong tài chính cá nhân của mình.

Trước tiên bạn phải đáp ứng các nguyên tắc tài chính cơ bản để biết nên ưu tiên vào mục tiêu tài chính nào.

Không có quy tắc nào là tốt nhất chỉ có quy tắc phù hợp với nhu cầu và mục tiêu tài chính của bạn ở từng giai đoạn.

Cách phân bổ theo quy tắc 6 chiếc lọ

Cách làm đơn giản là bạn tạo ra các tài khoản ngân hàng với nhu cầu cụ thể.

Ví dụ 1 tài khoản chỉ để tiết kiệm, 1 tài khoản để dự phòng rủi ro, 1 tài khoản để tận hưởng hoặc giáo dục,…

Sau khi có thu nhập bạn chỉ cần chuyển tiền vào trong tài khoản đó. Còn chi tiêu tối thiểu bạn có thể rút tiền mặt ra để bên ngoài hoặc sử dụng ví điện tử để chi tiêu miễn là nó thuận tiện nhất với bạn.

Hoặc bạn có thể làm theo cách truyền thống là chia ra từng phong bì và dán nhãn vào phong bì.

Cách này khá truyền thống nhưng hiệu quả vì bạn được cầm tiền trong tay, cảm giác khi được cầm tiền và giữ lại tiền là một cảm giác rất tốt trong tài chính, giúp bạn hăng hái kiếm tiền và cố gắng giữ lại tiền hơn là chi tiêu tiền.

0 0 votes
Đánh giá
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Insert math as
Block
Inline
Additional settings
Formula color
Text color
#333333
Type math using LaTeX
Preview
\({}\)
Nothing to preview
Insert
Loading