investvnd-logo
Invest VND 5 Đầu tư 5 Quản lý danh mục đầu tư 5 Đa dạng hóa danh mục đầu tư là gì?

Đa dạng hóa danh mục đầu tư là gì?

Quản lý danh mục đầu tư, Đầu tư | 0 Lời bình

Đa dạng hóa danh mục đầu tư là công cụ rất quan trọng trong đầu tư chứng khoán.

Đây là công cụ giảm thiểu rủi ro (thua lỗ) cho bạn khi thị trường chứng khoán giảm sâu và giúp bạn đạt mục tiêu tài chính trong dài hạn.

Invest VND sẽ chia sẻ các kiến thức cơ bản và chi tiết nhất về đa dạng hóa danh mục đầu tư, giúp bạn có một danh mục tăng trưởng tốt trong dài hạn và có rủi ro thấp nhất.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư là gì?

Trong đầu tư có một câu mọi người hay truyền tai nhau:

“Không bỏ tất cả trứng vào một rổ.” Hay còn gọi là ALL IN.

Bạn dồn tất cả tiền của mình vào một công cụ đầu tư duy nhất hoặc một cổ phiếu, một đồng tiền duy nhất trong thị trường Crypto.

Đúng là khi thị trường uptrend, cổ phiếu hoặc tài sản của bạn tăng mạnh thì bạn sẽ nhanh chóng kiếm lợi nhuận ấn tượng nhưng ngược lại bạn sẽ mất hết tài sản.

Có một ví dụ trên thị trường chứng khoán cuối năm 2021, thời gian cận kề Tết Nguyên Đán. Sau tác động kép của sự việc ông Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu FLC và sự kiện Tân Hoàng Minh bỏ cọc làm cổ phiếu ngành bất động sản sụt giảm cực mạnh, mất khoảng 30-50% giá trị từ đỉnh.

Một người ALL IN vào ngành bất động sản lúc đó chắc chắn đã bay hơn 50% giá trị, nếu có dùng margin thì bay 100% rồi!!

Tuy nhiên nếu bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư sang các cổ phiếu khác như bán lẻ, ngân hàng,… thì bạn sẽ hạn chế được thua lỗ trong thời gian đó.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư là bạn phân bổ tiền của mình vào các loại tài sản khác nhau để giảm thiểu rủi ro thị trường hoặc rủi ro phi thị trường của tài sản.

Tại sao phải đa dạng hóa danh mục đầu tư?

Như đã nói ở trên, đa dạng hóa danh mục đầu tư giúp bạn giảm thiểu rủi ro mất tiền. Các tài sản trong danh mục tăng giảm thay phiên sẽ giúp danh mục bạn cân bằng và đạt hiệu quả lợi nhuận trong dài hạn.

Bằng cách phân bổ tỷ trọng danh mục đầu tư như tiền mặt, cổ phiếu nhiều nhóm ngành, trái phiếu, bất động sản,…. sẽ giúp bạn hạn chế mất tiền khi một nhóm ngành hoặc thị trường sụt giảm mạnh, bạn sẽ có các tài sản khác giúp giữ lại cân bằng.

Và điều đặc biệt quan trọng là bạn phải luôn phân bổ tỷ trọng cho tiền mặt để khi thị trường sụt giảm, bạn sẽ có tiền để “bắt đáy” và DCA (Trung bình giá).

Đa dạng hóa để giảm thiểu các loại rủi ro

Các loại rủi ro trên thị trường phổ biến là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống:

Rủi ro hệ thống là rủi ro từ thị trường vĩ mô như dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh,… 

Ví dụ gần đây về rủi ro hệ thống khi thị trường chứng khoán gặp sự kiện Tân Hoàng Minh bỏ cọc và ông Trịnh Văn Quyết bán chui làm ảnh hưởng đến toàn thị trường chứng khoán, đặc biệt là các cổ phiếu bất động sản tăng nóng.

Rủi ro phi hệ thống là rủi ro đến từ riêng lẻ từ cổ phiếu như ban lãnh đạo và tài chính công ty gặp vấn đề, không thỏa mãn kỳ vọng của nhà đầu tư làm giá cổ phiếu sụt giảm. 

Đa dạng hóa bao nhiêu cổ phiếu là đủ?

Đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta, do vốn đầu tư hạn chế không bằng các quỹ đầu tư. Vì vậy, chúng ta chỉ nên đa dạng hóa từ 4-5 mã cổ phiếu tốt nhất thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. 

Tùy vào vốn của bạn, nếu vốn lớn thì bạn nên đa dạng hóa nhiều hơn vốn nhỏ nhưng tối đa cũng chỉ nên 6 mã. 

Warren Buffett ông cũng đầu tư rất tập trung vào các công ty tốt nhất trên thế giới. Danh mục ông nắm giữ tới 40% cổ phiếu Apple (AAPL) và liên tục gia tăng tỷ trọng khi cổ phiếu AAPL sụt giảm. 

Sự khác nhau giữa Phân bổ tài sản (Asset Allocation) và Đa dạng hóa (Diversification)

Trong lý thuyết danh mục đầu tư có hai thuật ngữ phổ biến là phân bổ tài sản (Asset Allocation) và đa dạng hóa (Diversification). 

Về bản chất thì không khác nhau, chỉ là bạn phân bổ tiền của mình vào các tài sản khác nhau để giảm thiểu rủi ro từ thị trường.

Phân bổ tài sản (Asset Allocation) tức là bạn phân bổ tỷ trọng vốn đầu tư vào nhiều loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, tiền ảo, chứng chỉ tiền gửi, vàng, bất động sản… để giảm thiểu rủi ro mất tiền từ thị trường chứng khoán. 

Còn đa dạng hóa danh mục đầu tư (Diversification) thường áp dụng cho nhóm tài sản nhỏ (Sub-asset class) hơn, cụ thể ở đây là danh mục cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Đa dạng hóa là bạn lựa chọn nhiều cổ phiếu thuộc các ngành nghề khác nhau để giảm thiểu rủi ro sụt giảm từ 1 nhóm ngành hoặc 1 cổ phiếu cụ thể. Khi một cổ phiếu hay một nhóm ngành sụt giảm sâu thì bạn vẫn còn “níu giữ” bằng các cổ phiếu khác trong danh mục. 

Một danh mục tốt không có nghĩa là tất cả các cổ phiếu đều tăng, bạn chỉ cần 1-2 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tăng trưởng thì sẽ “gánh vác” cả danh mục và đem lại lợi nhuận cho bạn.

Ưu nhược điểm của đa dạng hóa

Công cụ nào cũng có sẽ có hai mặt của vấn đề, có ưu điểm và nhược điểm. Đa dạng hóa quá nhiều cũng không tốt mà quá ít thì rủi ro cho vốn của bạn.

Ưu điểm

Giảm thiểu rủi ro mất tiền từ một cổ phiếu.

Tăng trưởng ổn định trong dài hạn.

Nhược điểm

Giảm lợi nhuận của bạn so với “all in” vào một cổ phiếu.

Tốn nhiều chi phí giao dịch mua/bán.

Đa dạng hóa quá nhiều sẽ khiến lợi nhuận của bạn sẽ khiêm tốn hơn nhưng rủi ro thấp hơn, đó là nguyên tắc trong đầu tư.

Vì vậy, lời khuyên của Invest VND là nên đa dạng hóa vừa phải và cực kỳ tập trung vào các cổ phiếu tốt nhất trong nhóm ngành. Việc này giúp bạn có mức lợi nhuận hấp dẫn và quản trị rủi ro tốt hơn.

Các cách đa dạng hóa danh mục đầu tư

Bạn có thể đa dạng hóa theo nhóm ngành hoặc theo loại cổ phiếu:

  • Đa dạng hóa theo nhiều ngành nghề (Bất động sản, ngân hàng, bán lẻ, công nghệ,….)
  • Đa dạng hóa theo vốn hóa cổ phiếu (Bluechips, midcap, penny)
  • Đa dạng hóa theo chiến lược nắm giữ (Nắm giữ dài hạn, trung hạn hoặc giao dịch lướt sóng theo xu hướng tăng của thị trường).

Phân bổ tỷ trọng trong đa dạng hóa rất quan trọng. Nếu một tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục của bạn tăng mạnh thì giảm mạnh sẽ ảnh hưởng đến toàn danh mục. Vì vậy, trước khi phân bổ tỷ trọng bạn nên cân nhắc thật kĩ đó có phải là cổ phiếu chiến lược của mình không, mức sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu đó như thế nào?

Việc phân bổ tỷ trọng phụ thuộc vào chiến lược đầu tư cổ phiếu của bạn. Đầu tư giá trị phân bổ khác, đầu tư tăng trưởng phân bổ khác.

Phương pháp thay thế

Bạn có thể thay thế phương pháp đa dạng hóa bằng cách mua chứng chỉ quỹ mở hoặc quỹ ETF. Bản thân các chứng chỉ quỹ này đã tự đa dạng hóa bằng các cổ phiếu của quỹ.

Đây là cách đầu tư có rủi ro thấp hơn bạn tự đầu tư mua cổ phiếu và mỗi ngày lo lắng từ thị trường chứng khoán. 

Các quỹ ETF hay quỹ mở nắm giữ nhiều cổ phiếu đầu ngành và tăng trưởng lợi nhuận cao mỗi năm. Vì vậy, trong dài hạn các chứng chỉ quỹ đều có xu hướng tăng trưởng tốt.

Đọc thêm:

Founder Invest VND

Giới thiệu

Mình là Tài, một cá nhân yêu thích về tài chính cá nhân và muốn chia sẻ những kiến thức về tài chính cá nhân cho cộng động.

*Mình không phải chuyên gia tài chính nên tất cả các thông tin được chia sẻ dưới góc nhìn cá nhân và không khuyến nghị đầu tư hay gọi vốn cộng đồng dưới bất kì hình thức nào.

5 1 vote
Đánh giá
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Insert math as
Block
Inline
Additional settings
Formula color
Text color
#333333
Type math using LaTeX
Preview
\({}\)
Nothing to preview
Insert
Loading