Áp dụng quy tắc 20/10 trong quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn kiểm soát nợ tiêu dùng tốt hơn.
Nợ tiêu dùng về góc nhìn tích cực là không xấu. Nợ tiêu dùng giải quyết các vấn đề và nhu cầu của chúng ta ngay lập tức. Tuy nhiên, nợ tiêu dùng không tạo ra giá trị tăng thêm cho tài sản và thường có lãi suất rất cao.
Quy tắc 20/10 sẽ giúp bạn định mức các khoản nợ dựa trên thu nhập của bạn để giữ ở một mức độ được xem là “an toàn” với bạn.
Bài viết sẽ giới thiệu quy tắc trong quản lý nợ tiêu dùng để bạn có con số định mức cho riêng mình và sử dụng nợ vay tốt hơn.
Quy tắc 20/10 là gì?
Quy tắc quản lý nợ tiêu dùng 20/10 là quy tắc phân chia tỷ lệ nợ tiêu dùng dựa trên thu nhập ròng hàng tháng và thu nhập hàng năm của bạn.
20 ở đây là 20% và 10 là 10% dựa trên thu nhập lần lượt là năm và tháng.
Phần dưới sẽ giới thiệu bạn cách tính và ứng dụng của quy tắc.
Ứng dụng của quy tắc quản lý nợ tiêu dùng 20/10
Quy tắc này giúp bạn định mức nợ tiêu dùng được cho phép. Sử dụng quy tắc quản lý nợ tiêu dùng hợp lý sẽ giúp bạn giải quyết các nhu cầu cấp bách của cá nhân ngay lập tức khi chưa có quỹ dự phòng.
Định mức ngân sách trong tài chính cá nhân là con số bạn được phép chi tiêu để không ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của bạn.
Định mức trong lập ngân sách, định mức trong quản lý nợ tiêu dùng hoặc quản lý tỷ lệ nợ trên thu nhập DTI là rất quan trọng.
Nếu không định mức bạn rất dễ mất kiểm soát với tài chính cá nhân vì nhu cầu lúc nào cũng hiện hữu trong chúng ta và phát sinh bất kì lúc nào.
Cách tính quy tắc 20/10 trong quản lý nợ tiêu dùng
Cách tính quy tắc này rất đơn giản, dựa vào thu nhập mỗi tháng và mỗi năm của bạn là có thể tính toán được.
Quy tắc 20/10 chỉ áp dụng cho các khoản nợ tiêu dùng như thẻ tín dụng, vay tín chấp tiêu dùng,… không tính các khoản nợ như mua nhà, nợ mua ô tô,…
Ví dụ: Thu nhập ròng (Net Income) tháng của bạn là 10 triệu, thu nhập năm là 10 triệu x 12 = 120 triệu. *Thu nhập ròng là thu nhập thực nhận của bạn sau khi trừ đi thuế TNCN và các chi phí bảo hiểm thuộc nhà nước (BHXH, BHYT),…
Sự khác nhau giữa quy tắc quản lý nợ tiêu dùng và quy tắc 70/20/10
Bảng so sánh sự khác nhau giữa quy tắc 70/20/10 và quy tắc quản lý nợ tiêu dùng:
Quy tắc 20/10 | Quy tắc 70/20/10 |
Quy tắc 20/10 là quy tắc quản lý nợ tiêu dùng trên thu nhập của bạn. | Quy tắc 70/20/10 là quy tắc lập ngân sách chi tiêu, trả nợ, tiết kiệm và đầu tư. |
Áp dụng để định mức nợ tiêu dùng. | Áp dụng để định mức ngân sách cho chi tiêu, trả nợ, tiết kiệm và đầu tư. |
Sự khác nhau giữa quy tắc quản lý nợ tiêu dùng và tỷ lệ nợ trên thu nhập DTI
Bảng so sánh sự khác nhau giữa tỷ lệ DTI và quy tắc quản lý nợ tiêu dùng:
Quy tắc 20/10 | Tỷ lệ nợ trên thu nhập DTI |
Chỉ áp dụng để quản lý nợ tiêu dùng | Áp dụng cho các tất cả các loại nợ (Nợ tiêu dùng, nợ mua nhà, nợ mua ô tô,...) |
Đọc thêm:
Câu hỏi thường gặp (FAQs)
Quy tắc 20/10 có phải là quy tắc lập ngân sách chi tiêu?
Không. Quy tắc 20/10 là quy tắc để quản lý nợ tiêu dùng trên thu nhập ròng của bạn không phải quy tắc phân bổ ngân sách chi tiêu.
Quy tắc 20/10 và tỷ lệ DTI khác nhau như thế nào?
Quy tắc 20/10 chỉ dùng để quản lý nợ tiêu dùng còn tỷ lệ DTI quản lý tổng nợ trên tổng thu nhập của bạn.