investvnd-logo
Invest VND 5 Đầu tư 5 Chứng chỉ quỹ 5 Nên đầu tư quỹ ETF hay quỹ mở?

Nên đầu tư quỹ ETF hay quỹ mở?

Chứng chỉ quỹ, ETF, Quỹ mở, Đầu tư | 0 Lời bình

Đầu tư quỹ ETF hay quỹ mở đều là hình thức ủy thác đầu tư. Vậy bạn nên đầu tư quỹ ETF hay quỹ mở để tối ưu tỷ suất lợi nhuận kép (CAGR) trong dài hạn?

ETF hoặc quỹ mở đều có những ưu, nhược điểm riêng.

ETF giúp bạn tối ưu hóa chi phí, còn quỹ mở giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận (Tùy thuộc vào bạn lựa chọn quỹ nào có hiệu suất sinh lợi vượt trội).

ETF là hình thức đầu tư thụ động (Passive Investing).

Quỹ mở là hình thức đầu tư chủ động (Active Investing).

Invest VND sẽ đưa ra một số góc nhìn và kiến thức cơ bản để bạn có thể lựa chọn đầu tư quỹ ETF hay quỹ mở cho các mục tiêu tài chính cá nhân

Chiến lược đầu tư của quỹ ETF và quỹ mở

Đầu tư quỹ ETF hay quỹ mở đều là ủy thác đầu tư.

Bạn có tiền nhàn rỗi nhưng không biết cách đầu tư hiệu quả. Quỹ đầu tư sẽ giúp bạn quản lý vốn, phân bổ vốn và quản trị rủi ro giúp tiền của bạn sinh lời trong dài hạn.

Chiến lược đầu tư của quỹ ETF:

ETF là hình thức đầu tư dựa vào các chỉ số trên thị trường chứng khoán. Quỹ ETF chỉ mô phỏng tăng trưởng của các chỉ số, ETF không phải là các chỉ số tham chiếu.

Trên thị trường chứng khoán có các chỉ số tham chiếu như VN30, VNDIAMOND, VNFIN LEAD, VNX50,…

Các cổ phiếu đủ tiêu chuẩn của rổ sẽ được xếp vào bộ chỉ số trên. Các cổ phiếu không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ ra khỏi rổ định kỳ hàng quý, nên ETF còn được gọi là quỹ hoán đổi danh mục.

ETF theo chiến lược đầu tư thụ động, đơn vị quản lý quỹ không tối ưu danh mục để vượt trội so với thị trường chung mà chỉ theo dõi và mô phỏng chỉ số. 

Vì vậy, hiệu suất sinh lợi của ETF phụ thuộc vào thị trường, vào tình hình vĩ mô kinh tế, xu hướng ngành,…

Đọc thêm: Hướng dẫn toàn tập cách đầu tư quỹ ETF.

Chiến lược đầu tư của quỹ mở:

Quỹ mở được quản lý chủ động bởi các công ty quản lý quỹ như quỹ mở Vinacapital, quỹ mở Ifund hay quỹ mở Dragon Capital.

Tức là các công ty quản lý quỹ sẽ lựa chọn tài sản phù hợp với từng mục tiêu của quỹ để tối ưu lợi nhuận của bạn.

Đối với quỹ mở cổ phiếu, các công ty quản lý quỹ sẽ cố gắng tối ưu hóa danh mục để vượt trội so với thị trường chung hoặc các chỉ số tham chiếu như VN30,…

Mỗi loại quỹ mở sẽ có chiến lược đầu tư khác nhau như quỹ cổ phiếu, quỹ cân bằng hay quỹ trái phiếu,… rủi ro sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận kỳ vọng của bạn trong dài hạn.

Hình thức đầu tư của quỹ ETF và quỹ mở

Quỹ ETF

ETF niêm yết trên sàn chứng khoán như các mã cổ phiếu thông thường. Bạn giao dịch ETF tương tự như giao dịch cổ phiếu.

ETF giao dịch giữa các nhà đầu tư với nhau. Tức là bạn mua từ nhà đầu tư khác và bán lại cho nhà đầu tư khác với mức giá chênh lệch.

Mua thấp bán cao là bạn có lợi nhuận chênh lệch. Đơn vị quản lý quỹ ETF không mua lại chứng chỉ quỹ bạn nắm giữ mà các nhà đầu tư khác sẽ mua lại CCQ của bạn.

Quỹ mở

Quỹ mở được quản lý tại các công ty quản lý quỹ chủ quản. Bạn mua chứng chỉ quỹ trực tiếp từ quỹ đầu tư và bạn cũng sẽ bạn lại chứng chỉ quỹ cho quỹ đầu tư khi có nhu cầu rút tiền về.

Đầu tư quỹ mở không có kỳ hạn, bạn có thể mua bán bất kì lúc nào. Quỹ đầu tư luôn mua lại chứng chỉ quỹ của bạn. Giá chứng chỉ quỹ sẽ biến động tăng/giảm theo thời gian. Bạn mua giá thấp bán giá cao là có lãi, mua giá cao bán giá thấp thì bạn sẽ lỗ.

Khi bạn chưa bán thì bạn chưa hiện thức hóa lợi nhuận hoặc thua lỗ của bạn, bạn vẫn nắm giữ chứng chỉ quỹ với một mức giá trung bình khi bạn mua chứng chỉ quỹ thành nhiều đợt.

Danh mục đầu tư của quỹ ETF và quỹ mở

Danh mục quỹ ETF

Danh mục của các quỹ ETF sẽ phụ thuộc vào các chỉ số tham chiếu mà quỹ ETF mô phỏng ví dụ như nhóm VN30 thì các ETF mô phỏng chỉ số VN30 sẽ có danh mục là các cổ phiếu trong nhóm VN30.

Tương tự như các bộ chỉ số tham chiếu khác, danh mục và tỷ trọng của ETF sẽ phụ thuộc vào danh mục của các chỉ số tham chiếu.

Danh mục quỹ mở cổ phiếu

Danh mục đầu tư của quỹ cổ phiếu phụ thuộc vào quỹ đầu tư mà bạn lựa chọn.

Mỗi quỹ sẽ có danh mục khác nhau nhưng thường quỹ sẽ nắm giữ các cổ phiếu vốn hóa lớn, tăng trưởng ổn định trong dài hạn và tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.

Quỹ đầu tư sẽ không lựa chọn các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hoặc biến động giá cao trong ngắn hạn vì quá rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân.

Vì vậy, tham gia đầu tư quỹ mở cổ phiếu là cách giúp bạn quản trị rủi ro hiệu quả trong dài hạn.

Trên thị trường tài chính, quản trị rủi ro là yếu tố quan trọng để bạn tồn tại và đầu tư lâu dài để đạt tỷ suất lợi nhuận kép (CAGR) ổn định.

Tỷ suất lợi nhuận kép (CAGR) giữa quỹ ETF và quỹ mở

CAGR sẽ tùy vào quỹ ETF hay quỹ mở mà bạn đầu tư.

Quỹ đầu tư có lịch sử lâu dài thường có tỷ lệ tăng trưởng kép ổn định và đáng tin cậy hơn.

Mức tăng trưởng kép bình quân toàn thị trường VNIndex dao động từ năm 2015-2022 khoảng 12-15%/năm.

Đối với quỹ ETF theo dõi chỉ số VN30 có mức tăng trưởng CAGR tương đương VNIndex cũng dao động trong khoảng 12-15%/năm trong khoảng thời gian trên.

Nếu bạn tham gia đầu tư quỹ mở thì đội ngũ quản lý quỹ sẽ cố gắng tối ưu tỷ suất lợi nhuận kép để vượt trội so với thị trường chung.

Họ sẽ dùng những chiến lược như “rebalancing” danh mục tài sản với nhau để nắm bắt những cơ hội từ các thời điểm thị trường giảm giá hoặc tăng giá.

Rủi ro đầu tư giữa quỹ ETF và quỹ mở

Rủi ro sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận bạn kỳ vọng.

Quỹ ETF là quỹ theo dõi các chỉ số vì vậy đây là quỹ cổ phiếu nên mức biến động trong ngắn hạn cao nhưng mang đến lợi nhuận ổn định trong dài hạn.

ETF là công cụ giúp bạn phát triển các quỹ tài chính cá nhân cho nhiều mục tiêu tài chính khác nhau như quỹ học vấn cho con, quỹ mua tài sản hoặc quỹ hưu trí trong dài hạn.

Đối với quỹ mở sẽ có nhiều loại như quỹ mở cổ phiếu, quỹ mở trái phiếu hay quỹ mở cân bằng. 

Quỹ cổ phiếu có rủi ro cao với mức biến động tài sản lớn trong ngắn hạn nhưng lợi nhuận kỳ vọng hấp dẫn dựa trên sự tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam.

Quỹ cân bằng phân bổ tài sản cân đối giữa trái phiếu, tiền tệ và cổ phiếu nên quỹ tăng trưởng ổn định, rủi ro trung bình.

Để có thể lựa chọn quỹ đầu tư bạn nên xác định rõ ràng mục tiêu tài chính và những dự định trong tương lai. 

Mỗi loại quỹ mở sẽ có tính chất phù hợp với mục tiêu tài chính của bạn.

Ví dụ: Bạn có dự định mua một căn hộ khoảng 2 tỷ trong vòng 5 năm tới. Đây là mục tiêu tài chính trung hạn, bạn có thể lựa chọn gửi tiền vào quỹ cổ phiếu hoặc ETF. 

Tích lũy đều đặn sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu mua căn hộ trong 5 năm tới.

Cách tính bài toán tài chính mua căn hộ trong 5 năm tới với số tiền 2 tỷ:

Trước tiên bạn dự tính giá căn hộ sẽ tăng trung bình 5%/năm. Vậy trong 5 năm tới căn hộ sẽ có giá trị dao động:

\[ FV = 2 *(1+5\%)^5 = 2.55 tỷ. \]

Giá căn hộ lúc đó khoảng 2.55 tỷ.

Bạn sử dụng công thức Time Value Money (TVM) – Giá trị thời gian của tiền để chuyển đổi dòng tiền về hiện tại.

Từ đó bạn sẽ tính toán được bạn sẽ tiết kiệm bao nhiêu để đạt 2.55 tỷ trong 5 năm tới.

Bạn kỳ vọng lợi nhuận quỹ mở hoặc quỹ ETF sẽ tăng trung bình 12%/năm trong 5 năm tới.

Đặt X là số tiền cần tiết kiệm mỗi năm.

Công thức tính:

\[ 2.55 = X*(1+12\%)^4 + X*(1+12\%)^3 + X*(1+12\%)^2 + X*(1+12\%)^1 + X*(1+12\%)^0 \]

X sẽ bằng 401,394 triệu/năm, tương ứng với 33,449 triệu/tháng.

Vậy mỗi tháng bạn sẽ đầu tư khoảng 33,449 triệu vào quỹ ETF hoặc quỹ mở để có 2.55 tỷ trong 5 năm tới.

Trường hợp trên được tính ở mức tỷ suất lợi nhuận trung bình 12%/năm, nếu bạn tối ưu được tỷ suất lợi nhuận cao hơn thì thời gian mua nhà của bạn sẽ được rút ngắn.

Còn những dự định trong ngắn hạn dưới 2 năm, bạn có thể sử dụng quỹ mở trái phiếu hoặc quỹ mở cân bằng để giảm thiểu rủi ro trong ngắn hạn, tạo thu nhập cố định và bảo toàn vốn cho bạn.

Cơ cấu chi phí giữa quỹ ETF và quỹ mở

Trong các hoạt động đầu tư, bạn càng tối ưu được chi phí thì tỷ suất lợi nhuận của bạn sẽ càng cao.

Về chi phí thì quỹ ETF sẽ giúp bạn giảm thiểu các chi phí như phí giao dịch, phí quản lý quỹ,…

Quỹ ETF bản chất là giao dịch trên sàn chứng khoán nên phí giao dịch dao động khoảng 0.1%-0.15%/lần, thuế TNCN là 0.1%.

Mức chi phí trên không đáng kể so với mức lợi nhuận mà ETF có thể mang lại cho bạn.

Còn quỹ mở thì phí quản lý quỹ chiếm khoảng 1-2%/năm tùy quỹ.

Phí bán lại nếu bạn nắm giữ thời gian ngắn thì phí bán lại khoảng 2%/giá trị bán.

Quỹ mở không mất phí mua, bạn chỉ mất phí bán lại nếu nắm giữ ngắn hạn. Còn phí quản lý quỹ thì đã được tính vào giá chứng chỉ quỹ trước khi công bố giá.

Lời kết

ETF và quỹ mở đều là những công cụ tài chính để tích lũy cho các mục tiêu tài chính, những dự định của bạn trong dài hạn.

Không có công cụ nào là tối ưu nhất, chỉ có công cụ phù hợp nhất với các dự định tài chính của bạn.

Việc cần làm trước tiên là xác định các mục tiêu tài chính của bạn và tối ưu hóa dòng tiền thu nhập, lựa chọn các công cụ phù hợp để đầu tư và tích lũy để dần hoàn thiện các dự định của bạn trong tương lai.

Founder Invest VND

Giới thiệu

Mình là Tài, một cá nhân yêu thích về tài chính cá nhân và muốn chia sẻ những kiến thức về tài chính cá nhân cho cộng động.

*Mình không phải chuyên gia tài chính nên tất cả các thông tin được chia sẻ dưới góc nhìn cá nhân và không khuyến nghị đầu tư hay gọi vốn cộng đồng dưới bất kì hình thức nào.

0 0 votes
Đánh giá
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Insert math as
Block
Inline
Additional settings
Formula color
Text color
#333333
Type math using LaTeX
Preview
\({}\)
Nothing to preview
Insert
Loading