Tỷ suất lợi nhuận (Rate of Return) là cách để bạn tính toán lợi nhuận hay tăng trưởng của một khoản đầu tư.
RoR đầu tư được tính dựa trên chênh lệch giá mua và giá bán.
Mua thấp bán cao bạn sẽ có tỷ suất sinh lợi dương, mua cao bán thấp bạn sẽ có tỷ suất âm và điều này không ai mong muốn trong các hoạt động đầu tư.
Bài viết này Invest VND sẽ hướng dẫn bạn cách tính tỷ suất lợi nhuận để ứng dụng trong đầu tư chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ, bạn có thể tự tính để theo dõi lợi nhuận của bạn.
Tỷ suất lợi nhuận là gì?
Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư là tỷ lệ phần trăm tăng trưởng hoặc giảm giá trị của một khoản đầu tư trong một giai đoạn cụ thể khi bạn thực hiện hóa lợi nhuận hoặc cắt lỗ khoản đầu tư.
Tỷ suất sinh lợi là chênh lệch giá mua và bán được thể hiện dưới dạng phần trăm.
Các khoản phần trăm thuế, phí giao dịch và phí quản lý chưa được tính toán trong tỷ suất lợi nhuận đầu tư.
Cách tính tỷ suất sinh lợi
Tỷ suất lợi nhuận được tính bằng công thức:
\[ (Giá trị bán – Giá trị mua)/Giá trị mua * 100 \]
Giá trị bán là giá bạn hiện thực hóa lợi nhuận hoặc cắt lỗ khoản đầu tư.
Giá trị mua là giá ban đầu bạn mua tài sản.
Tỷ suất sinh lời của cổ phiếu
Tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu được tính bằng chênh lệch giá bán và giá mua cổ phiếu quy ra phần trăm. Bạn sẽ dụng công thức tương tự như trên.
Tuy nhiên để tính chính xác bạn cần phải trừ đi phần trăm phí giao dịch hoặc thuể TNCN. Bên cạnh đó, nếu như nắm giữ dài hạn bạn sẽ được chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu và cổ phiếu thưởng.
Tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu sẽ được tính toán bao gồm cả cổ tức bạn được nhận.
Ví dụ tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu:
Bạn mua 1000 cổ phiếu A giá 12,000vnd vào ngày 01/01/2023, tổng giá trị bạn mua là 12 triệu.
Bạn bán 1000 cổ phiếu A giá 17,000vnd vào ngày 01/01/2024, tổng giá trị bạn bán là 17 triệu.
Trong năm bạn được chia cổ tức là 1,000vnd trên mỗi cổ phiếu. Tức là 1 triệu cổ tức tiền mặt.
Tỷ suất lợi nhuận của bạn sẽ là:
\[ (18-12)/12*100=50\% \]
Lợi nhuận bạn thu được từ thương vụ đầu tư này là: 5 triệu + 1 triệu = 6 triệu.
Tỷ suất sinh lợi của trái phiếu
Đối với trái phiếu, bạn sẽ có lãi từ trái phiếu hay còn gọi là coupon bond và lợi nhuận từ việc bán lại trái phiếu với giá chênh lệch.
Ví dụ tỷ suất lợi nhuận trái phiếu:
Bạn đầu tư 100 triệu mua trái phiếu A với lãi trái phiếu (Coupon Bond) là 9%/năm cho kỳ hạn nắm giữ 1 năm.
Sau 1 năm bạn bán lại trái phiếu A với giá 110 triệu. Tổng lợi nhuận bạn có được trong thương vụ này là 9 triệu (coupon bond) + 10 triệu (bán trái phiếu) là 19 triệu.
Tỷ suất sinh lời của trái phiếu là:
\[ (119-100)/100*100= 19\% \]
Tỷ suất lợi nhuận của chứng chỉ quỹ
Tỷ suất lợi nhuận của chứng chỉ quỹ cũng sẽ được tính toán giống như cổ phiếu, chênh lệch giá bạn mua chứng chỉ quỹ và giá bán chứng chỉ quỹ.
Tuy nhiên khi bạn đầu tư chứng chỉ quỹ thông thường sẽ không có cổ tức tùy vào chiến lược của quỹ có chia cổ tức cho nhà đầu tư không.
Vì vậy, tỷ suất sinh lời chỉ được tính chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Ví dụ tỷ suất sinh lợi chứng chỉ quỹ:
Bạn mua 1000 chứng chỉ quỹ A giá 12,000vnd vào ngày 01/01/2023, tổng giá trị bạn mua là 12 triệu.
Bạn bán 1000 chứng chỉ quỹ A giá 17,000vnd vào ngày 01/01/2024, tổng giá trị bạn bán là 17 triệu.
\[ (17-12)/12*100= 42\% \]
Tỷ suất sinh lợi và lãi suất kép
Lãi suất kép là khái niệm về tái đầu tư lợi nhuận bạn sẽ thu được lợi nhuận cao hơn, tạo ra hiệu ứng hòn tuyết lăn. Nếu các khoản đầu tư chứng khoán hay chứng chỉ quỹ của bạn không rút ra mà liên tục tái đầu tư để tạo ra lợi nhuận lớn hơn.
Thông thường thuật ngữ lãi suất dùng để chỉ các khoản đầu tư có lợi nhuận cố định như tiền gửi ngân hàng, trái phiếu,…
Còn đầu tư là hoạt động bạn sẽ mua bán tài sản chênh lệch giá để hưởng lợi nhuận đầu tư.
Thước đo lợi nhuận trong đầu tư bằng đơn vị phần trăm được gọi là tỷ suất sinh lời.
Tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận bình quân (CAGR)
Tỷ suất sinh lợi kép đo lường hiệu quả sinh lợi của khoản đầu tư qua từng năm để bạn đối chiếu với các kênh đầu tư khác hay còn gọi là tỷ suất sinh lời bình quân.
Tỷ suất sinh lời kép đánh giá hoạt động đầu tư của bạn có tốt hay không, lời hay lãi để có chiến lược đầu tư tốt hơn.
Ví dụ về tăng trưởng kép (CAGR):
Nhà đầu tư A mua 1 bất động sản với giá 2 tỷ nắm giữ trong 4 năm, sau đó nhà đầu tư A bán lại bất động sản này với giá 5 tỷ.
Vậy tỷ suất sinh lời của thương vụ đầu tư này là:
\[ (5-2)/2=150% \]
Nắm giữ trong 4 năm vậy tỷ suất sinh lời bình quân hằng năm là:
\[ (1+150\%)^\frac{1}{4}-1*100 = 26\% \]
*Tỷ suất của khoản đầu tư trên chưa tính tác động của lạm phát, thuế phí khi quản lý và chuyển nhượng bất động sản.
Thương vụ này đã giúp nhà đầu tư A đạt CAGR là 26%/năm, gấp 3-4 lần gửi tiết kiệm trong 4 năm.
Để đạt tỷ suất sinh lời cao, bạn phải nhạy bén với thị trường và nhanh nhạy nắm bắt các cơ hội đầu tư tốt.
Tỷ suất sinh lời thực tế và tỷ suất sinh lời danh nghĩa
Tỷ suất sinh lợi thực tế sẽ trừ đi lạm phát hằng năm và các khoản thuế phí khi bạn tham gia đầu tư.
Ví dụ bạn đầu tư chứng khoán đạt tỷ suất sinh lời khoảng 50% trong 3 năm. Mỗi năm tỷ lệ lạm phát bình quân là 4%, 3 năm sẽ là 12%.
Thuế phí đầu tư chứng khoán là 0,2%.
Vậy tỷ suất sinh lời thực tế:
\[ 50\%-12\%-0.2\%= 37.8\% \]