investvnd-logo

Cách trả nợ nhanh: 2 quy tắc trả nợ trong tài chính

Invest VND 5 Tài chính cá nhân 5 Cách trả nợ nhanh: 2 quy tắc trả nợ trong tài chính

Cách trả nợ nhanh nhất lá áp dụng các phương pháp trả nợ được áp dụng phổ biến trên các nước phát triển.

Nhiều khoản vay sẽ khiến bạn rất khó sắp xếp và trả nợ như thế nào cho hiệu quả.

Vừa trả nợ, vừa tiết kiệm được tiền đó là mong muốn của bất kì cá nhân nào.

Trước khi áp dụng các phương pháp, bạn nên có một kế hoạch tài chính cá nhân và lập ngân sách để trả nợ theo các quy tắc như 70/20/10. Đây là quy tắc ngân sách phù hợp với người có nhiều khoản vay.

Việc áp dụng các phương pháp trả nợ khi mỗi tháng bạn sẽ cố gắng bỏ thêm một khoản tiền vào để trả nợ nhanh hơn. Số tiền thêm đó sẽ dùng để trả cho khoản vay nào thì tùy thuộc vào phương pháp trả nợ mình sẽ hướng dẫn chi tiết bên dưới.

Bài viết sẽ chia sẻ chi tiết các cách trả nợ hiệu quả, giúp bạn tiết kiệm được tiền lãi hoặc có thêm động lực để hoàn tất các khoản vay.

Trả nợ lãi suất cao (Debt Avalanche)

Phương pháp trả nợ lãi suất cao tức là mức độ ưu tiên của bạn sẽ tập trung vào các khoản vay có lãi suất cao như nợ tiêu dùng, thẻ tín dụng,…

Giả sử mỗi tháng bạn có thêm 5 triệu để trả nợ thì 5 triệu này sẽ dùng để bỏ thêm vào các khoản vay có lãi suất cao nhất cho đến lãi suất thấp nhất.

Xem bảng ví dụ bên dưới:

Khoản vay Giá trị khoản vay Lãi suất Lãi + Gốc/Tháng
Vay tiêu dùng tín chấp 31,7 triệu 25%/năm 3,313 triệu
Vay trả góp 12 triệu 22%/năm 2,7 triệu
Vay du học (Vay thế chấp) 600 triệu 10.5%/năm 21,917 triệu
Vay mua ô tô 500 triệu 7%/năm 16,806 triệu

Khoản vay tiêu dùng tín chấp có lãi suất cao nhất là 25%/năm vì vậy bạn sẽ trả thêm 5 triệu vào khoản vay này để tất toán sớm nhất. Vậy mỗi tháng bạn sẽ trả 5 triệu + 3,313 triệu = 8,313 triệu.

Trả cho đến khi bạn hoàn thiện hết khoản vay tiêu dùng tín chấp và chuyển sang khoản vay trả góp. Dòng tiền mỗi tháng của bạn sẽ dư ra 8,313 triệu, vì vậy bạn sẽ dùng 8,313 triệu + 2,7 triệu = 11.013 triệu để trả cho khoản vay trả góp.

Trả cho đến khi hoàn thiện hết khoản vay trả góp sau đó bạn lại tiếp tục dùng 11,013 triệu + 21,917 triệu = 32,930 triệu để thanh toán cho khoản vay du học (Vay thế chấp).

Cuối cùng sau khi hoàn tất khoản vay du học, bạn sẽ dùng dòng tiền 32,930 triệu + 16,806 triệu = 49,736 triệu để trả cho khoản vay mua ô tô cho đến khi tất toán khoản vay.

Để trả nợ nhanh nhất, bạn phải đảm bảo số tiền trả thêm mỗi tháng cùng với số tiền lãi và gốc của các khoản vay.

Bằng cách lập kế hoạch tiết kiệm tiền và phân bổ ngân sách tài chính hiệu quả, bạn sẽ có thêm tiền để trả nợ để nhanh chóng tất toán các khoản vay có lãi suất cao.

Đọc thêm:

Trả nợ từ thấp đến cao (Debt Snowball)

Đối với cách trả nợ từ thấp đến cao (Debt Snowball) thì bạn sẽ ưu tiên vào khoản vay có giá trị thấp nhất sau đó là khoản vay có giá trị lớn nhất trả cuối cùng.

Giả sử mỗi tháng bạn có thêm 5 triệu để trả nợ thì bạn sẽ phân bổ 5 triệu vào các khoản vay có giá trị nhỏ nhất.

Xem bảng ví dụ bên dưới:

Khoản vay Giá trị khoản vay Lãi suất Lãi + Gốc/Tháng
Vay trả góp 10 triệu 22%/năm 2,683 triệu
Thẻ tín dụng 15 triệu 30%/năm 1,625 triệu
Vay tiêu dùng tín chấp 31,7 triệu 25%/năm 3,313 triệu
Vay du học (Vay thế chấp) 600 triệu 10.5%/năm 21,917 triệu

Đối với phương pháp trả nợ theo theo giá trị khoản vay. Bạn sẽ trả thêm 5 triệu + 2,683 triệu = 7,683 triệu vào khoản vay trả góp có giá trị thấp nhất cho đến khi hoàn tất khoản vay.

Sau khi hoàn tất khoản vay trả góp, bạn sẽ tiếp dụng dứt điểm khoản vay thẻ tín dụng bằng dòng tiền dư ra 7,683 triệu + 1,625 triệu = 9,308 triệu. Mỗi tháng sẽ trả cho thẻ tín dụng 9,308 triệu để hoàn tất khoản vay thẻ tín dụng.

Tương tự cho khoản vay tiêu dùng tín chấp, bạn sẽ dùng dòng tiền 9,308 triệu + 3,313 triệu = 12,621 triệu để trả cho khoản vay tiêu dùng tín chấp cho đến khi tất toán.

Cuối cùng bạn sẽ dùng dòng tiền 12,621 triệu + 21,917 triệu = 34,538 triệu để trả khoản vay du học mỗi tháng cho đến khi hết nợ.

Đây là phương pháp thiên về mặt tâm lý, bạn sẽ hoàn tất các khoản vay nhỏ rất nhanh lúc đó sẽ tạo cho bạn động lực để trả hết nợ. Sau khi trả hết nợ, tài chính của bạn dần khôi phục trở về trạng thái “bình thường mới”.

Lúc đó, các mục tiêu tài chính quan trọng tiếp theo như được tiết kiệm và đầu tư nên được ưu tiên.

Sự khác nhau giữa hai phương pháp trả nợ

Cả hai phương pháp trả nợ đều có ưu nhược điểm riêng:

Phương pháp trả nợ lãi suất cao (Debt Avalanche) Phương pháp trả nợ giá trị thấp đến cao (Debt Snowball)
Tiết kiệm được lãi suất trong dài hạn. Bạn sẽ trả nhiều lãi suất hơn trong dài hạn. Tuy nhiên, hiệu quả về mặt tâm lý vì bạn trả những khoản nợ nhỏ trước.

Tổng kết

Cả hai cách trả nợ yêu cầu bạn phải kỷ luật và đảm bảo khoản tiền để trả thêm mỗi tháng. Bạn phải lập ngân sách cho nó giống như lập ngân sách chi tiêu, tiết kiệm hoặc đầu tư.

Tuy nhiên, bạn nên giữ tỷ lệ nợ trên thu nhập (DTI) một cách hợp lý để giữ tính thanh khoản cho tài chính cá nhân. Nếu không bạn rất dễ rơi vào trạng thái nợ nần chồng chất, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý.

Nợ là con dao hai lưỡi, tích cực và tiêu cực. Cách bạn sử dụng nợ vay như thế nào sẽ giúp bạn giàu hơn hoặc nghèo hơn. Vì vậy, bạn cần phải cân nhắc kĩ trước khi vay tiền và tính toán kỹ sức khỏe tài chính cá nhân của mình.

Đọc thêm:

0 0 votes
Đánh giá
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Insert math as
Block
Inline
Additional settings
Formula color
Text color
#333333
Type math using LaTeX
Preview
\({}\)
Nothing to preview
Insert
Loading