investvnd-logo

Quỹ dự phòng khẩn cấp: Hướng dẫn toàn tập (2023)

Invest VND 5 Tài chính cá nhân 5 Quỹ dự phòng khẩn cấp: Hướng dẫn toàn tập (2023)

Hầu hết, quỹ dự phòng khẩn cấp không nằm trong kế hoạch tài chính của người Việt.

Khi gặp những tình huống không may xảy ra, vay tín chấp là cách làm thường xuyên để chi trả cho trước mắt.

Điều này giống như chiếc bình bị thủng đáy và đưa bạn vào vòng xoáy tài chính: Ứng tiền tương lai – Làm việc cật lực để trả lại.

Dịch bệnh COVID-19 đã khiến chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của việc hoạch định quỹ dự phòng khẩn cấp trong vòng 3-6 tháng.

Các lao động mất việc, cơ sở kinh doanh đóng cửa và phá sản hàng loạt, nhiều người bị giảm thu nhập vì không có nguồn thu nhập khác ngoài lương,…

Thời điểm dịch bệnh, chúng ta chỉ ước là có quỹ dự phòng khẩn cấp sớm hơn. Tuy nhiên bạn không thể thay đổi quá khứ chỉ có thể cải thiện và làm tốt hơn ở hiện tại và tương lai.

Dưới đây là các cách giúp bạn tự xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp để tạo nền tảng vững chắc cho các kế hoạch tài chính của cá nhân và gia đình:

Quỹ dự phòng khẩn cấp để làm gì?

Quỹ dự phòng dùng để chi trả cho những tình huống xảy ra bất ngờ trong cuộc sống như đột ngột mất việc, thu nhập giảm đáng kể, chi trả cho viện phí và thuốc men,… 

Bản chất của quỹ dự phòng:

  • Quỹ dự phòng chỉ dùng cho việc cấp bách, chỉ chi trả cho các khoản được xem là rủi ro mà bạn không lường trước được (Giống như việc bạn mua một loại bảo hiểm) tuy nhiên quỹ dự phòng là quỹ tiền mặt của bạn.
  • Quỹ dự phòng cần phải có tính thanh khoản cao. Khi bạn đột ngột cần sử dụng tiền thì có thể rút được ngay vì bạn tự mình quản lý.
  • Quỹ dự phòng không cần số tiền quá lớn nhưng vừa đủ tùy vào nhu cầu thiết yếu của bạn. Tiết kiệm cho quỹ dự phòng là khoản nên có trong các quỹ tài chính cá nhân để phòng thủ cho rủi ro xảy ra.

Tại sao bạn lại cần quỹ dự phòng khẩn cấp?

  • Quỹ dự phòng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn khi những tình huống không may xảy đến, chúng ta không phải lo nghĩ quá nhiều về việc “Xoay tiền ở đâu bây giờ? Hay là mượn nợ?”
  • Quỹ dự phòng giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn khi có tình huống xấu xảy ra vì không phải vay nợ tiêu dùng với lãi vay cao từ 20%/năm
  • Quỹ dự phòng giúp bạn bảo vệ khoản tiết kiệm hoặc đầu tư khi không phải sử dụng chúng vào những tình huống mình không mong muốn. Vì bạn đã có các mục tiêu cho khoản tiết kiệm và đầu tư của mình. Hạn chế tối đa việc “bòn rút” các khoản tiết kiệm và đầu tư cho tương lai như mua nhà, mua ô tô hay quỹ hưu trí.

Khi nào bạn nên xây dựng quỹ dự phòng?

Ngay khi bạn đọc xong bài viết này, bạn có thể lên kế hoạch tài chính cá nhân để xây dựng quỹ dự phòng cho mình.

Mất việc làm

Đây là rủi ro rất dễ xảy ra khi kinh tế biến động do dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế,… Theo thống kê tại Việt Nam dịch bệnh đã khiến hơn 30 triệu lao động mất việc làm, giảm lương,… Đặc biệt là trong các ngành du lịch, lữ hành, nhà hàng, khách sạn, hàng không,…

Hay chỉ đơn giản là bạn muốn chuyển đổi công việc nhưng chưa có quỹ dự phòng nên khiến bạn lưỡng lự trong việc ra quyết định.

Hoặc bạn ra ngoài kinh doanh riêng hoặc khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó nhưng chưa đủ tự tin vì lỡ như 6 tháng, 8 tháng vẫn chưa có thu nhập từ việc kinh doanh mới của mình.

Khi không có quỹ dự phòng cá nhân, bạn không thể trang trải chi phí thiết yếu cho các tháng nghỉ việc dẫn đến vay nợ tiêu dùng lãi suất cao.

Bệnh tật/Tai nạn giao thông

Bệnh tật và tai nạn giao thông có thể khiến bạn phải chi trả một số tiền rất lớn cho bản thân hoặc cho người thân trong gia đình khi đột ngột gặp chuyện không may xảy đến.

Chi phí học tập phát sinh

Đôi khi bạn sẽ có những khóa học đột ngột mình muốn học để phục vụ cho công việc, mua sách vở một cách bất chợt và không nằm trong dự tính. 

Trong cuộc sống có vô vàn tình huống khiến chúng ta phải chi tiền khẩn cấp, quỹ dự phòng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề.

Quỹ dự phòng là một dạng bảo hiểm mang tên của bạn chi trả cho tất cả các tình huống không may xảy đến với bạn.

Đây là tấm khiên vững vàng cho nền tảng tài chính cá nhân của bạn, giống như việc bạn ăn uống lành mạnh hơn để phòng bệnh hoặc như chích vaccin để không bị nhiễm bệnh.

Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu cho quỹ dự phòng khẩn cấp?

Số tiền tiết kiệm cho quỹ dự phòng phụ thuộc vào tình hình trang trải chi phí cho nhu cầu thiết yếu (Need) của mỗi cá nhân. Không có con số chính xác tuyệt đối, phụ thuộc vào chi phí của bạn.

Bạn phải tính toán được tổng thu nhập bạn đang có, tổng chi tiêu trong tháng (Lấy dữ liệu 3 tháng gần nhất), phân loại chúng thành các loại chi phí thiết yếu (Need), chi phí cho sở thích cá nhân (Want).

Từ đó, bạn có thể đưa ra con số chính xác trên tổng chi phí thiết yếu mỗi tháng bạn cần chi tiêu. 

Các thao tác này rất nhanh, chỉ cần bạn thu thập các sao kê của ngân hàng, các thống kê giao dịch tại các ứng dụng ngân hàng số hoặc các hóa đơn lưu trữ trong nhà.

*Lưu ý: Bạn nên giữ lại các hóa đơn mua hàng ở đâu đó mà bạn có thể tìm được ngay khi cần.

[/su_note]

Bạn có thể thành lập quỹ dự phòng để trang trải chi phí thiết yếu cho 3-6 tháng hoặc 6-8 tháng trong thời kì biến động kinh tế dễ tác động tiêu cực đến thu nhập của bạn. 

Bên cạnh đó, bạn có thể dựa vào ngành nghề của mình để lập quỹ dự phòng cá nhân. Những ngành nghề dễ bị tác động trong tình hình dịch bệnh hoặc những ngành nghề có rủi ro cao như là tài xế, xây dựng,… thì cần số tiền dự phòng lớn hơn.

Loại chi phí nào được xếp vào quỹ dự phòng tiền mặt?

Phân loại các chi phí bạn có thể đưa vào quỹ dự phòng:

  • Chi phí thiết yếu khi mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập.
  • Thuốc men và viện phí
  • Sửa xe
  • Sửa các đồ dùng trong nhà như laptop, máy giặt, máy lạnh, điện, nước,…
  • Sửa chữa nhà cửa (Sơn nhà, sửa mái nhà,…)
  • Người thân bị bệnh tật.
  • Chi phí nghỉ việc để chăm sóc cho người thân bị bệnh phải nhập viện hoặc vợ đi “đẻ”.

Chi phí nào không được xếp vào quỹ dự phòng cá nhân?

Các loại chi phí sau bạn không nên đưa vào quỹ dự phòng khẩn cấp:

  • Chi phí đi spa, trị mụn hoặc thẩm mỹ viện (Nhóm chi phí để duy trì sắc đẹp).
  • Chi phí đi du lịch bất chợt với bạn bè mà không có trong kế hoạch (Đột ngột nó rủ mai đi, cái đi luôn).
  • Trang trí nhà cửa theo sở thích (Do-it-yourself – DIY nhà cửa như mua giấy dán tường, thảm, đồ trang trí,…)
  • Đăng kí các gói xem phim online mà không có kế hoạch tiết kiệm cho nhóm nhu cầu sở thích cá nhân (Want).
  • Đi xem phim chiếu rạp, ăn ngoài,… các loại chi phí để giải trí và hưởng thụ bạn nên có lập kế hoạch ngân sách riêng cho nó. Ví dụ như cách phân bổ ngân sách 50 (Cho nhu cầu thiết yếu)/30 (Cho sở thích)/ 20 (Tiết kiệm & Đầu tư).

Khi đã lập quỹ dự phòng thì bạn nên cố gắng hạn chế sử dụng, viết một giấy cam kết là chỉ sử dụng quỹ này trong những trường hợp bạn xem là khẩn cấp và không lường trước được.

Không dùng cho các mục đích giải trí để thỏa mãn sở thích cá nhân vì sai mục tiêu của quỹ dự phòng.

Cách xây dựng và phát triển quỹ dự phòng cho tài chính cá nhân

Để xây dựng quỹ dự phòng bạn cần có một kế hoạch tiết kiệm cụ thể:

Đọc thêm:

Cách lập kế hoạch tiết kiệm.

Dưới đây là một vài cách bạn có thể tham khảo để bắt đầu xây dựng quỹ dự phòng:

Kiểm soát chi phí cho sở thích (Want)

Bạn có thể cắt giảm các chi phí cho sở thích như ăn ngoài, xem phim online thay vì xem tại rạp hoặc đăng kí gói tập luyện tại nhà (Home Workout) thay vì đến phòng tập,…

Cách để có thêm khoản tiền dư ra tiết kiệm cho quỹ dự phòng là kiểm soát các chi phí cho sở thích. Bạn có thể cắt giảm hoặc thay thế bằng phương pháp tiết kiệm hơn nhưng vẫn thỏa mãn cảm xúc.

Đa dạng hóa nguồn thu nhập

Bên cạnh công việc chính, bạn nên học thêm các kĩ năng mới và tìm thêm 1-2 công việc ngoài giờ làm để tăng thêm thu nhập. Đa dạng hóa nguồn thu nhập là cách để gia tăng nhanh các quỹ tài chính cá nhân.

Đọc thêm:

18 cách kiếm tiền online tại nhà tăng thu nhập ngoài lương.

Bán bớt đồ cũ không sử dụng

Bạn có nhiều quần áo cũ, giày dép, laptop, điện thoại, xe máy,…không còn sử dụng có thể bán lại trên các kênh rao vặt để kiếm thêm “ít tiền” cho vào quỹ dự phòng.

Tận dụng các khoản tiền thưởng (Windfalls)

Các khoản thu nhập thêm bất chợt như tiền thưởng từ công ty, tiền được giảm giá, hoàn tiền, voucher, trúng số hoặc được “ai đó cho” vào quỹ dự phòng để bạn nhanh chóng đạt mục tiêu của quỹ.

Cất giữ quỹ dự phòng tiền mặt ở đâu?

Bạn hay nhớ nguyên tắc này:

Luôn bắt tiền phải vận động để tránh sự trượt giá.

Quỹ dự phòng cần tính thanh khoản nhanh và rủi ro thấp, tức là khi cần bạn có thể sử dụng ngay ví dụ như tài khoản thanh toán ngân hàng (Checking Account) hay tiền mặt (Cash). Tuy nhiên, hiện nay với công nghệ tài chính ngày càng phát triển giúp cho bạn có thêm nhiều công cụ để cất giữ quỹ dự phòng và sinh lãi qua đêm với lãi suất dao động từ 4-6%/năm

Tài khoản thanh toán ngân hàng hay tiền mặt thường không có lãi qua đêm hoặc lãi rất thấp từ 0.1%/năm, tiền bạn gần như không nhận lãi suất. Vì vậy, trong thời gian tiết kiệm cho quỹ dự phòng bạn có thể sử dụng công cụ để tối ưu hóa cho dòng tiền ngắn hạn này.

Dưới đây là các công cụ để bạn tham khảo để gửi tiền tiết kiệm dự phòng của mình:

Tài khoản ngân hàng số hoặc ví điện tử

Ngân hàng số và ví điện tử hiện nay rất nhiều và đa dạng sản phẩm tiết kiệm kỳ hạn ngắn từ 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,… để bạn gửi khoản dự phòng của mình vào để tiền vẫn sinh lãi mỗi ngày (Pay day interest).

Bạn có thể mở các tài khoản ngân hàng số với trải nghiệm rất tốt như VPBank, MBBank,… với tốc độ giao dịch cực nhanh, không tốn phí giao dịch và có nhiều gói tiết kiệm đa dạng kỳ hạn để bạn có thể rút tiền từ tài khoản tiết kiệm (Saving Account) về tài khoản thanh toán (Checking Account) ngay khi có nhu cầu sử dụng quỹ dự phòng.

Nguyên tắc là bạn sẽ cần dùng khoản dự phòng này bất kì lúc nào nên cần phải có tính thanh khoản cao, rút được ngay khi cần. Kỳ hạn gửi nên là kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng hoặc không kỳ hạn để lỡ có nhu cầu sử dụng bất chợt thì bạn không bị mất lãi suất.

Ví điện tử bạn có thể dùng Momo có rất nhiều tính năng đặc biệt là “Túi thần tài” là sản phẩm tương tự như tích lũy của các ứng dụng tài chính như Tikop. Với lãi suất hiện tại (Năm 2021) là 6%/năm, bạn có thể nạp tiền vào Momo và gửi quỹ dự phòng vào Túi Thần Tài để hưởng lãi suất qua đêm 6%/năm và rút ngay khi cần sử dụng, không tốn phí.

Dưới đây là các ngân hàng số và ví điện tử bạn có thể tham khảo để mở tài khoản tiết kiệm cho quỹ dự phòng:

Tiết kiệm online Lãi suất tiết kiệm Loại Android IOS
7-8%/năm Ngân hàng số Tải App
7-8%/năm Ngân hàng số Tải app Tải app
7-8%/năm. Ngân hàng số Tải app Tải app
6-7%/năm Ví điện tử Tải app Tải app
6-7%/năm (Tích lũy Túi Thần Tài) Ví điện tử Mở Túi Thần Tài Momo

Sử dụng sản phẩm tích lũy của ứng dụng tài chính với lãi suất từ 4-6%/năm.

Hiện nay các sản phẩm tích lũy của các ứng dụng tài chính có các sản phẩm như không kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng đến 12 tháng với mức lãi suất tích lũy cao hơn ngân hàng. Gói không kỳ hạn của các ứng dụng tài chính là giải pháp tốt cho quỹ dự phòng vì lãi suất khá cao từ 5.5%-6%/năm và trả lãi mỗi ngày. Kỳ ghép lãi siêu ngắn sẽ giúp bạn tận dụng lãi suất kép (Interest-on-interest hoặc Compound Interest) tốt hơn.

Dưới đây là các ứng dụng tích lũy uy tín, minh bạch và có thương hiệu trên thị trường, bạn có thể tham khảo và lựa chọn để tích lũy cho quỹ dự phòng của mình:

Ứng dụng Tích lũy Đánh giá Mở tài khoản
Không kỳ hạn: 4%/năm. Kỳ hạn 3 tháng: 6%/năm. Kỳ hạn 12 tháng: 8%/năm Đánh giá chi tiết Finhay Mở tài khoản nhận 5K
Không kỳ hạn: 5.5%/năm. Kỳ hạn 3 tháng: 7%/năm. Đánh giá chi tiết Tikop Mở tài khoản Tikop (Nhập XM11SF nhận 10K)
Quỹ mở TCFF (Flexi Cash) hoặc Két Vàng Isave với lãi suất 4-5%/năm Đánh giá chi tiết chứng khoán Techcombank Mở tài khoản TCInvest

*Trải nghiệm cá nhân:

Hiện tại mình đang sử dụng Tikop để tích lũy cho quỹ dự phòng với gói không kỳ hạn, lãi suất 5.5%/năm. Mình rất thích Tikop vì thời gian rút tiền nhanh nhất trong các ứng dụng, gần như ngay lập tức khi bạn rút tiền là tiền về tài khoản thanh toán ngân hàng đã liên kết với ứng dụng. 

Đối với mình, Tikop là giải pháp kết hợp giữa tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm, hai trong một, rất tiện lợi.

Hưởng lãi suất qua đêm cao 5.5%/năm (Ghép lãi theo ngày), rút tiền ngay lập tức không tốn thời gian đợi. Sau khi trải nghiệm nhiều ứng dụng như Finhay, Infina,… gói tích lũy của Tikop là giải pháp tối ưu nhất cho quỹ dự phòng, đối với mình.

Mua bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ tương tự như quỹ dự phòng nhưng mang tính chất dài hạn và bạn không phải là người quản lý quỹ này. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm khi bạn (Người được bảo hiểm) gặp rủi ro trong cuộc sống với một số tiền cụ thể lúc bạn kí hợp đồng bảo hiểm.

Phân biệt bảo hiểm nhân thọ và quỹ dự phòng:

Bảo hiểm nhân thọ Quỹ dự phòng tiền mặt
Bảo vệ tài chính trước các rủi ro tử vong và thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Dự phòng chi phí sinh hoạt tối thiểu từ 3-6 tháng.
Chi trả số tiền bảo hiểm lớn khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nằm trong điều khoản hợp đồng. Bạn tự sử dụng linh hoạt để chi trả cho các chi phí khi thất nghiệp, ốm đau, bệnh tật,.... hoặc dùng để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, đầu tư.
Có giá trị tích lũy trong dài hạn với lãi suất ~5%/năm (Sản phẩm liên kết chung) và tỷ suất lợi nhuận linh hoạt theo từng loại chứng chỉ quỹ (Sản phẩm liên kết đơn vị). Tùy vào công cụ bạn sử dụng để xây dựng quỹ dự phòng.

Mua chứng chỉ quỹ Flexicash hoặc gửi vào Két Vàng Isave của TCInvest

Trước tiên, bạn nên tham khảo bài viết về chứng chỉ quỹ để có cái nhìn tổng quát về chứng chỉ quỹ. Phân biệt được các loại chứng chỉ quỹ trước khi tham gia mua chứng chỉ quỹ để tích lũy tài chính.

Bạn có thể mua chứng chỉ quỹ mở Techcombank TCFF hoặc gửi tiền vào Két Vàng Isave tại ứng dụng đầu tư TCInvest của ngân hàng Techcombank với lãi suất từ 3-5%/năm dành cho các khoản tiền ngắn hạn. Với tính chất là thanh khoản nhanh, không kỳ hạn, đây cũng là một công cụ phù hợp để bạn gửi tiền dự phòng của mình.

Tìm hiểu thêm chứng chỉ quỹ mở Techcombank hoặc đọc đánh giá chi tiết TCInvest.

Cho vay ngang hàng (P2P Lending)

P2P Lending là hình thức cho vay ngang hàng rất phổ biến ở Mỹ và các nước phát triển, mô hình này cho phép các cá nhân cho vay trên ứng dụng công nghệ. Các app cho vay P2P là nền tảng trung gian kết nối giữa người có tiền nhàn rỗi và người có nhu cầu vay vốn. 

Với tính thanh khoản cao, các khoản cho vay từ 3-5 ngày hoặc 1 tháng bạn có thể rút tiền dự phòng để sử dụng khi cần. P2P Lending là công cụ đầu tư ngắn hạn (Short-term Investment) với mức lãi suất tương đối hấp dẫn 18%/năm.

Bạn có thể tận dụng công cụ P2P để tạo lãi suất cho quỹ dự phòng khi chưa có nhu cầu sử dụng đến.

Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh hoặc kinh tế khó khăn, bạn có thể gặp rủi ro nợ xấu do người vay không đủ khả năng trả nợ do mất việc làm, không có thu nhập. Bạn hãy cân nhắc trước khi tham gia.

Tổng kết

Khi đối mặt với những tình huống khó khăn trong cuộc sống, chúng ta mới thấy giá trị của quỹ dự phòng và chỉ ước là có quỹ dự phòng sớm hơn. Dịch bệnh COVID-19 đã giúp chúng ta quan tâm đến quỹ dự phòng nhiều hơn.

Quỹ dự phòng không chỉ dành cho cá nhân mà còn phù hợp với doanh nghiệp để chống chọi với thời điểm khó khăn. Dòng tiền mặt trong ngắn hạn cần phải có để thanh toán tiền lương và các chi phí trong ngắn hạn.

Vì vậy, bạn hãy bắt tay xây dựng và trích thu nhập cho quỹ dự phòng (Tiết kiệm ngắn hạn) theo các nguyên tắc tài chính như 50/30/20 hoặc 80/20. 20% dành cho tiết kiệm để dự phòng rủi ro và đầu tư cho các mục tiêu tài chính trung-dài hạn.

0 0 votes
Đánh giá
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Insert math as
Block
Inline
Additional settings
Formula color
Text color
#333333
Type math using LaTeX
Preview
\({}\)
Nothing to preview
Insert
Loading