Quy tắc 80/20 trong quản lý tài chính cá nhân là quy tắc lập kế hoạch chi tiêu đơn giản nhất, phù hợp để bạn bắt đầu học lập ngân sách tài chính cá nhân.
Quy tắc 80/20 là biến thể của quy tắc 50/30/20 nhưng bạn không cần phải theo dõi sát sao các loại chi phí. Chỉ cần trích 20% thu nhập để tiết kiệm và đầu tư cho các mục tiêu tài chính. Còn 80% thu nhập dùng để chi trả cho tất cả các chi phí bạn đang có.
Bài viết hướng dẫn chi tiết cách lập ngân sách theo quy tắc 80/20, ai cũng có thể bắt đầu kể cả bạn!
Giới thiệu quy tắc 80/20
Quy tắc 80/20 là biến thể của quy tắc 50/30/20 được phổ biến bởi Sen. Elizabeth Warren và con gái Amelia Warren Tyagi trong cuốn sách All your work: The Ultimate Lifetime Money Plan.
Đây là biến thể đơn giản nhất dành cho người không có thời gian để theo dõi các khoản chi tiêu một cách chi tiết.
Cách hoạt động của quy tắc 80/20
Quy tắc 80/20 chia thu nhập của bạn làm hai phần:
- 80% cho tất cả các khoản chi phí trong cuộc sống, không phân biệt là nhu cầu thiết yếu hay sở thích cá nhân.
- 20% còn lại dùng để tiết kiệm và đầu tư cho các mục tiêu tài chính trong tương lai như lập quỹ dự phòng, mua nhà, nghỉ hưu và tự do tài chính.
Xem thêm:
- Cách lập kế hoạch tiết kiệm tiền.
- Cách xây dựng quỹ dự phòng.
- Quy tắc 50/30/20 trong tài chính cá nhân.
Cách ứng dụng quy tắc chi tiêu 80/20 trong tài chính cá nhân
- Bước 1: Xác định thu nhập ròng của bạn và gia đình bạn.
- Bước 2: Nhân thu nhập với 80% và 20%.
- Bước 3: Kiểm soát chi phí trong 80% thu nhập và thực hiện đều đặn hàng tháng.
Ví dụ về quy tắc tài chính cá nhân 80/20
Thu nhập ròng của bạn và gia đình là 40 triệu.
Vậy 80% * 40 triệu = 32 triệu bạn sẽ dùng để chi tiêu cho các khoản chi phí trong gia đình, 20% * 40 triệu = 8 triệu bạn sẽ dùng để tiết kiệm và đầu tư cho các mục tiêu tài chính trung hoặc dài hạn.
80% | 20% |
Chi phí cho các khoản chi tiêu, không phân biệt nhu cầu và mong muốn. (Tiền nhà, tiền ăn, tiền giải trí, tiền sách vở, tiền học,...) | Tiết kiệm và đầu tư. Bạn sẽ phân bổ 20% cho tiết kiệm và đầu tư ngay khi nhận lương. |
Ưu, nhược điểm của quy tắc 80/20
Ví là biến thể đơn giản của 50/30/20 nên quy tắc 80/20 có nhiều nhược điểm bên cạnh các ưu điểm.
Đơn giản, dễ như ăn bánh.
Phù hợp với người không thích theo dõi sát sao các khoản chi phí.
Không phân loại các khoản chi phí cho nhu cầu thiết yếu và nhu cầu cho sở thích, dễ dẫn đến chi cho sở thích quá nhiều và vượt ngân sách.
So sánh quy tắc 80/20 với các quy tắc tài chính khác
Quy tắc 80/20 là biến thể của quy tắc 50/30/20 vì vậy bạn có thể sử dụng thay thế quy tắc 50/30/20 trong quá trình lập ngân sách chi tiêu.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng quy tắc 70/20/10 trong đó:
- 70% dùng để chi trả cho các chi phí trong cuộc sống.
- 20% dùng để trả nợ (Tiêu dùng, nhà, ô tô,…) Nếu bạn có nhiều khoản nợ.
- 10% dùng để tiết kiệm và đầu tư cho các mục tiêu tài chính trong tương lai.
Câu hỏi thường gặp (FAQs) trong lúc lập ngân sách 80/20
[/fusion_text][fusion_accordion border_size=”1″ hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” icon_box_color=”var(–awb-color8)” toggle_hover_accent_color=”var(–awb-color6)” content_color=”var(–awb-color7)” title_font_size=”20px” active_icon=”fa-angle-right fas” inactive_icon=”fa-angle-double-right fas”][fusion_toggle title=”Thu nhập bao nhiêu mới có thể lập ngân sách theo quy tắc 80/20?” open=”no”]Bạn có thể lập ngân sách theo quy tắc 80/20 dù bạn có thu nhập bao nhiêu, chỉ cần trích ngay 20% thu nhập để tiết kiệm và đầu tư mỗi tháng.
[/fusion_toggle][fusion_toggle title=”Trả nợ thẻ tín dụng hoặc nợ tiêu dùng tín chấp thì có nên lập ngân sách theo quy tắc 80/20?” open=”no”]Trả nợ thẻ tín dụng hoặc nợ tiêu dùng được xem là một mục tiêu tài chính trong ngắn hạn vì vậy bạn có thể trích 20% thu nhập để trả nợ thẻ tín dụng hoặc nợ tiêu dùng. Cố gắng kiểm soát khoản nợ trả mỗi tháng không quá 20% thu nhập của bạn.
[/fusion_toggle][/fusion_accordion][fusion_text rule_style=”default” animation_direction=”left” animation_speed=”0.3″ hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” sticky_display=”normal,sticky”]Đọc thêm bài viết chuyên sâu về quản lý tài chính cá nhân:
[/fusion_text][/fusion_builder_column][/fusion_builder_row][/fusion_builder_container]