Tổng hợp tất tần tật các quỹ đầu tư trên Tikop
Trên Tikop hiện nay có khoảng 38 chứng chỉ quỹ bao gồm quỹ cổ phiếu, trái phiếu và quỹ cân bằng.
Tikop cho bạn đa dạng sự lựa chọn đầu tư trên ứng dụng.
Quỹ ETF trên tikop bạn có thể mua qua sản phẩm đầu tư chứng khoán trên Tikop.
Cùng tìm hiểu về các quỹ trên tikop thông qua bài viết dưới đây.
Tổng hợp các chứng chỉ quỹ trên Tikop
Trước khi đi chi tiết vào các quỹ đầu tư, bạn có thể tìm hiểu về ứng dụng Tikop.
Chứng chỉ quỹ là hình thức đầu tư dài hạn an toàn cho nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, tìm hiểu thêm về cách đầu tư chứng chỉ quỹ.
Quỹ trên Tikop có 3 loại chứng chỉ quỹ: quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu và quỹ cân bằng.
Bạn có thể chọn mua dựa trên khẩu vị rủi ro và mục tiêu tài chính của bạn.
Quỹ cổ phiếu trên Tikop:
Quỹ mở cổ phiếu trên Tikop với chiến lược phân bổ tỷ trọng 80-90% vào các cổ phiếu hàng trên thị trường chứng khoán.
Đây là loại quỹ có mức độ rủi ro, giá sẽ biến động trong ngắn hạn nhưng tiềm năng lợi nhuận cao trong dài hạn, giúp bạn tăng trưởng tài sản tốt cho mục tiêu lâu dài.
Quỹ mở cổ phiếu thường có 2 dạng là quỹ cổ phiếu tăng trưởng và quỹ cổ phiếu bền vững.
Các quỹ mở cổ phiếu trên Tikop:
#1. Quỹ DCDS (Quỹ đầu tư chứng khoán năng động Dragon Capital)
#2. Quỹ DCBC (Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu Dragon Capital)
#3. Quỹ MBVF (Quỹ đầu tư giá trị MB Capital)
#4. Quỹ SSI-SCA (Quỹ đầu tư cổ phiếu SSI)
#5. Quỹ VCBF-BCF (Quỹ đầu tư cổ phiếu hàng đầu VCBF)
#6. Quỹ VEOF (Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh Vinawealth)
#7. Quỹ VESAF (Quỹ đầu tư cổ phiếu tiếp cận thị trường Việt Nam)
#8. Quỹ VNDAF (Quỹ đầu tư cổ phiếu của VNDirect)
#9. Quỹ VCBF-MGF (Quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng VCBF)
#10. Quỹ MAGEF (Quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng Mirae Asset Việt Nam)
#11. Quỹ BVFED (Quỹ đầu tư cổ phiếu năng động Bảo Việt)
#12. Quỹ VLGF (Quỹ đầu tư tăng trưởng dài hạn Việt Nam – SSI)
#13. Quỹ UVEEF (Quỹ đầu tư cổ phiếu United ESG – Ngân hàng UOB)
#14. Quỹ DCAF (Quỹ đầu tư tăng trưởng của Dai-ichi Life Fund Việt Nam)
#15. Quỹ TVPF (Quỹ đầu tư cổ phiếu triển vọng Tân Việt)
#16. Quỹ BVPF (Quỹ đầu tư cổ phiếu triển vọng Bảo Việt)
#17. Quỹ PHVSF (Quỹ đầu tư chọn lọc Phú Hưng)
#18. Quỹ TBLF (Quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng Ballad Việt Nam)
Quỹ trái phiếu trên Tikop:
#1. Quỹ DCBF (Quỹ đầu tư trái phiếu Dragon Capital)
#2. Quỹ MBBOND (Quỹ đầu tư trái phiếu MB)
#3. Quỹ PVBF (Quỹ đầu tư trái phiếu PVCOM)
#4. Quỹ SSIBF (Quỹ đầu tư trái phiếu SSI)
#5. Quỹ VNDBF (Quỹ đầu tư trái phiếu VNDirect)
#6. Quỹ VFF (Quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Thịnh Vinacapital)
#7. Quỹ VLBF (Quỹ đầu tư trái phiếu thanh khoản Vinacapital)
#8. Quỹ LHBF (Quỹ đầu tư trái phiếu Lighthouse)
#9. Quỹ HDBOND (Quỹ đầu tư trái phiếu lợi tức cao HD)
#10. Quỹ VCBF-FIF (Quỹ đầu tư trái phiếu VCBF)
#11. Quỹ DFIX (Quỹ đầu tư trái phiếu DFVN)
#12. Quỹ MAFF (Quỹ đầu tư trái phiếu linh hoạt Mirae Asset)
#13. Quỹ DCIP (Quỹ đầu tư trái phiếu gia tăng thu nhập cố định Dragon Capital)
#14. Quỹ ABBF (Quỹ đầu tư trái phiếu An Bình)
#15. Quỹ ASBF (Quỹ đầu tư trái phiếu an toàn Amber)
#16. Quỹ VCAM-NH VABF (Quỹ đầu tư trái phiếu phát triển Việt Nam VCAM-NH)
#17. Quỹ BVBF (Quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Việt)
Quỹ mở cân bằng trên Tikop
#1. Quỹ VCBF-TBF (Quỹ đầu tư cân bằng chiến lược VCBF)
#2. Quỹ VIBF (Quỹ đầu tư cân bằng Tuệ Sáng Vinacapital)
#3. Quỹ PBIF (Quỹ đầu tư cân bằng PVCOM)
Năm 2023 có khoảng 38 chứng chỉ quỹ trên Tikop.
Tùy vào mục tiêu tài chính của bạn, bạn có thể lựa chọn chứng chỉ quỹ Tikop phù hợp.
Ngoài ra, khẩu vị rủi ro hay còn gọi là khả năng chấp nhận giảm giá quỹ trong ngắn hạn của bạn cũng là một yếu tố quan trọng để bạn chọn quỹ Tikop phù hợp.
Nếu bạn có khả năng chấp nhận rủi ro cao thì có thể lựa chọn các quỹ tăng trưởng trên Tikop để đầu tư và hưởng lợi nhuận hấp dẫn.
Quỹ ETF trên Tikop
Quỹ ETF khác với quỹ mở về chiến lược đầu tư. Quỹ ETF dùng để theo dõi độ biến động của một rổ chỉ số tham chiếu trên thị trường chứng khoán.
Ví dụ như chỉ số VN30-Index (Rổ chỉ số 30 cổ phiếu hàng đầu Việt Nam).
Quỹ ETF theo chiến lược đầu tư thụ động.
Có nghĩa là không tối ưu danh mục để đạt hiệu quả vượt trội so với thị trường chung VN-Index hay VN30 mà chỉ theo dõi VN30 hoặc các chỉ số tham chiếu khác.
Bản thân quỹ ETF đã tự đa dạng hóa danh mục vì bạn mua chứng chỉ quỹ ETF là sở hữu toàn bộ cổ phiếu trong rổ chỉ số.
ETF là chứng chỉ quỹ sinh lời hiệu quả trong dài hạn nếu thị trường chứng khoán tăng mạnh trong tương lai và theo cách tiếp cận Top Down – phân tích theo vĩ mô, ngành.
VNIndex càng tăng thì các quỹ ETF sẽ tăng trưởng theo thị trường. Tiềm năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam rất lớn vì mới chỉ có khoảng 3-4% dân số mở tài khoản chứng khoán.
Bạn có thể mua quỹ ETF trên ứng dụng Tikop thông qua tính năng đầu tư chứng khoán trên Tikop.
Bạn có thể đặt lệnh mua tương tự như 1 mã chứng khoán thông thường.
Các ETFs hiện có trên thị trường chứng khoán:
#1. E1VFVN30 (Quỹ ETF VFMVN30) – Tham chiếu chỉ số VN30.
#2. FUEBFVND (Quỹ ETF BVFVN DIAMOND) – Tham chiếu VN DIAMOND
#3. FUEDCMID (Quỹ ETF DCVFM VNMIDCAP) – Tham chiếu VNMIDCAP
#4. FUEFCV50 (Quỹ ETF FPT CAPITAL VNX50) – Tham chiếu VNX50
#5. FUEIP100 (Quỹ ETF IPAAM VN100) – Tham chiếu VN100
#6. FUEKIV30 (Quỹ ETF KIM Growth VN30) – Tham chiếu VN30
#7. FUEKIVFS (Quỹ ETF KIM Growth VNFINSELECT) – Tham chiếu VNFINSELECT
#8. FUEMAVND (Quỹ ETF MAFM VNDIAMOND) – Tham chiếu VN DIAMOND
#9. FUEMAV30 (Quỹ ETF MAFM VN30) – Tham chiếu chỉ số VN30.
#10. FUESSV30 (Quỹ ETF SSIAM VN30) – Tham chiếu chỉ số VN30.
#11. FUESSV50 (Quỹ ETF SSIAM VNX50) – Tham chiếu chỉ số VNX50
#12. FUESSVFL(Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD) – Tham chiếu chỉ số VNFIN LEAD
#13. FUEVFVND (Quỹ ETF DCVFMVN DIAMOND) – Tham chiếu chỉ số VN DIAMOND.
#14. FUEVN100 (Quỹ ETF VINACAPITALVN100) – Tham chiếu VN100
Để lựa chọn quỹ ETF đầu tư dài hạn, bạn phải hiểu về các chỉ số tham chiếu, trong rổ chỉ số đang có cổ phiếu nào và tiềm năng tăng trưởng ra sao trong dài hạn?
Nhóm chỉ số VN30 có tiềm năng tăng trưởng bền vững và ổn định trong dài hạn nhờ các công ty trong nhóm VN30 – Bluechips có sức khỏe tài chính tốt, lợi nhuận tăng trưởng ổn định.
Đọc thêm:
Các gói đầu tư trên Tikop
Trước đây Tikop tạo sẵn các gói đầu tư, tuy nhiên hiện nay Tikop đã bỏ tính năng này để cho phép bạn tự chọn danh mục đầu tư của riêng bạn.
Có rất nhiều quỹ đầu tư trên Tikop, bạn có thể lựa chọn chứng chỉ quỹ phù hợp với khẩu vị rủi ro của bạn.
Tỷ suất lợi nhuận kép (CAGR) của các quỹ đầu tư trên Tikop trong dài hạn
Đối với quỹ trái phiếu, tỷ suất lợi nhuận trung bình từ 7-9%/năm. Còn quỹ cổ phiếu phụ thuộc vào tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Vì vậy, Invest VND chỉ thống kê tỷ suất lợi nhuận trong dài hạn của các quỹ cổ phiếu trên Tikop để bạn có thông tin và lựa chọn chứng chỉ quỹ phù hợp mục tiêu tài chính của bạn.
Bảng thống kê tỷ suất lợi nhuận kép (CAGR) của các quỹ mở cổ phiếu trên Tikop giai đoạn 2015-2023. Invest VND chỉ thống kê lịch sử đầu tư dài hạn, các quỹ mới thành lập sẽ không có đủ dữ liệu để phân tích.
Mã Quỹ Mở
Đơn vị quản lý
Giá
NAV/CCQ
% Rate of Return (RoR)
% CAGR (Từ lúc thành lập)
2015
2022
DCDS
Quỹ đầu tư chứng khoán năng động Dragon Capital
23.6
51,5
118%
11.8%
DCBC
Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu Dragon Capital
10.7
20.5
92%
9.7%
ENF
Quỹ đầu tư năng động Eastspring Investments VN
12
27.4
128%
12.5%
MBVF
Quỹ đầu tư giá trị MB Capital
10.8
16.1
49%
5.9%
SSI-SCA
Quỹ đầu tư cổ phiếu SSI
11.5
23.8
107%
10.9%
TCEF
Quỹ đầu tư cổ phiếu Techcom
9.5
15.1
59%
6.8%
VCBF-BCF
Quỹ đầu tư cổ phiếu hàng đầu VCBF
10
24.1
141%
13.4%
VEOF
Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh Vinawealth
10.3
21
104%
10.7%
VESAF
Quỹ đầu tư cổ phiếu tiếp cận thị trường Việt Nam
12.35
19.7
60%
9.8%
Tỷ suất lợi nhuận trung bình 5 năm (2017-2022).
VNDAF
Quỹ đầu tư chủ động VND (VNDirect)
10
12.6
26%
8%
Tỷ suất lợi nhuận trung bình 3 năm (2018-2021).
Trung bình tăng trưởng quỹ mở
88%
9.95%
VN30
561.61
1041.67
85%
8%
VN-Index
545.25
1043.9
91%
8.5%
Bảng thống kê tỷ suất lợi nhuận kép (CAGR) của quỹ ETF nội giai đoạn 2015-2023:
Tên quỹ
Mã giao dịch
Chỉ số tham chiếu
Ngày niêm yết
Đơn vị quản lý
% Rate of Return (RoR)
% CAGR
(Từ lúc thành lập quỹ)
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
Quỹ ETF
SSIAM VN30
FUESSV30
VN30
18/08/2020
Công ty quản lý
quỹ SSI
N/A
N/A
N/A
N/A
N/A
96%
31%
-30%
9%
Quỹ ETF SSIAM-HNX50
FUESSV50
VNX50
10/12/2014
Công
ty quản lý quỹ SSI
10%
5%
29%
-5%
3%
25%
38%
-35%
10%
Quỹ ETF DCVFMVN30
E1VFVN30
VN30
29/09/2014
Công
ty quản lý quỹ Dragon Capital
-9.62%
15%
22%
23%
-5.6%
-4.0%
34.4%
-30%
6.5%
Quỹ ETF DCVFMVN DIAMOND
FUEVFVND
VN
DIAMOND
7/5/2020
Công
ty quản lý quỹ Dragon Capital
N/A
N/A
N/A
N/A
N/A
115%
55%
-18%
21%
Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD
FUESSVFL
VNFIN
LEAD
11/3/2020
Công
ty quản lý quỹ SSI
N/A
N/A
N/A
N/A
N/A
63%
45%
-30%
N/A
Quỹ ETF MAFM VN30
FUEMAV30
VN30
17/11/2020
Công
ty quản lý quỹ Mirae Asset
N/A
N/A
N/A
N/A
N/A
52%
34%
-31%
N/A
Quỹ ETF VinaCapital VN100
FUEVN100
VN100
14/07/2020
Công
ty quản lý quỹ VinaCapital
N/A
N/A
N/A
N/A
N/A
40%
38%
-34%
N/A
Quỹ ETF IPAAM VN100
FUEIP100
VN100
1/10/2021
Công ty chứng khoán I.P.A.
N/A
N/A
N/A
N/A
N/A
N/A
N/A
-35%
N/A
Trong dài hạn, trung bình các chứng chỉ quỹ mở cổ phiếu và quỹ ETF tăng trưởng 15-17%/năm. Đầu tư chứng chỉ quỹ dài hạn là công cụ giúp bạn tích lũy tài sản và tăng trưởng các quỹ tài chính của gia đình.
Giả sử bạn có 1 tỷ, bạn mua chứng chỉ quỹ DCDS với tỷ suất lợi nhuận kép (CAGR) 22%/năm từ năm 2015 đến năm 2022, bạn đã sở hữu tài sản:
\[ FV = 1*(1+22\%)^6=3.29 tỷ \]
Danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư trên Tikop
Danh mục đầu tư bạn có thể xem trực tiếp trên Website của từng quỹ đầu tư.
Mỗi quỹ phân bổ tỷ trọng danh mục khác nhau và được công khai minh bạch thông qua bản cáo bạch của quỹ.
Đa phần quỹ sẽ phân bổ tỷ trọng nhiều nhóm ngành và tập trung vào các nhóm ngành hưởng lợi từ sự phát triển của nền kinh tế trong 5-10 năm tới.
Quỹ mở họ phải liên tục tìm kiếm cơ hội tốt để đầu tư và gia tăng lợi nhuận, thu hút nguồn vốn từ nhà đầu tư cá nhân.
Còn ETF thì mô phỏng lợi nhuận của chỉ số tham chiếu, không tối ưu hóa lợi nhuận vượt trội so với thị trường, tăng trưởng tương đương với thị trường chứng khoán.
Nên lựa chọn đầu tư nào trên Tikop?
Bạn có thể lựa chọn chứng chỉ quỹ dựa trên tỷ suất lợi nhuận kép thống kê ở trên hoặc đánh giá một các chỉ số cơ bản của quỹ như:
- Chỉ số P/E của quỹ so với chỉ số P/E của VN-Index.
- Chỉ số ROE của quỹ so với ROE của VN-Index.
- Hệ số Beta để đo lường mức độ biến động của quỹ so với thị trường chung.
- Quỹ đang phân bổ tỷ trọng lớn vào nhóm ngành nào? Hưởng lợi từ sự phát triển của nền kinh tế ra sao?
- Đội ngũ quản lý quỹ (Fund Manager) của quỹ đầu tư như thế nào? Uy tín của quỹ trên thị trường ra sao?
- Hiệu quả đầu tư trong 5-7 năm gần nhất bằng tỷ suất lợi nhuận kép (CAGR)
Chiến lược đầu tư chứng chỉ quỹ hiệu quả trên Tikop cho người mới
Chiến lược mua chứng chỉ quỹ phụ thuộc vào mục tiêu tài chính của bạn.
Trước tiên, bạn nên đặt mục tiêu tài chính sau đó phân bổ ngân sách theo quy tắc 50/30/20 hoặc 80/20 hàng tháng để mua chứng chỉ quỹ sẽ giúp bạn mua chứng chỉ quỹ với nhiều mức giá khác nhau, nếu chứng chỉ quỹ giảm bạn mua thêm để hạ giá vốn, chứng chỉ quỹ tăng bạn mua ít lại.
Và nên phân bổ vào những quỹ có yếu tố trái phiếu để cân bằng rủi ro.
Nếu bạn là nhà đầu tư tăng trưởng, chấp nhận rủi ro ở mức cao thì phân bổ tập trung vào quỹ cổ phiếu, đặc biệt là các quỹ cổ phiếu tập trung vào cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ để tăng trưởng tối đa.
Mua liên tục, đều đặn và nắm giữ dài hạn để xây dựng các quỹ tài chính là cách mua tốt nhất và hiệu quả nhất.
Đầu tư chứng chỉ quỹ phù hợp với các mục tiêu tài chính dài hạn như quỹ hưu trí, quỹ học vấn hay quỹ dùng để mua tài sản giá trị cao,…
Với mức sinh lợi tốt, an toàn cho vốn và đặc biệt là bạn không cần nhiều kiến thức đầu tư tài chính. Đây là công cụ rất phù hợp với người mới để tăng trưởng quỹ tài chính cá nhân trong tương lai.
Đầu tư chứng chỉ quỹ là cách suy nghĩ của người làm chủ. Bạn đi thuê các chuyên gia tài chính để giúp tiền của bạn tăng trưởng tốt hơn bạn tự đầu tư.
Tự đầu tư cổ phiếu có thể giúp bạn x2, x3 lần tài khoản tuy nhiên với rủi ro rất cao nếu bạn chỉ lướt sóng hoặc không tự định giá cổ phiếu và nhìn ra tiềm năng của cổ phiếu.
Quỹ đầu tư có mối quan hệ tốt với doanh nghiệp nên họ nắm rất rõ thông tin nội bộ doanh nghiệp mà bạn không thể biết được. Họ có thể thoát trước khi thị trường điều chỉnh vì những thông tin mà họ nắm bắt kịp thời.
Bạn có thể trau dồi kinh nghiệm đầu tư chứng khoán bằng cách đầu tư cổ phiếu lô lẻ, mua ít để học hỏi trước. Còn những khoản đầu tư lớn cần quản trị rủi ro thì bạn nên ủy thác cho quỹ đầu tư để tối ưu hóa lợi nhuận trong dài hạn.
Cách mua chứng chỉ quỹ trên Tikop
Mua chứng chỉ quỹ đầu tư trên Tikop
Bước 1: Tải app và mở tài khoản Tikop nhận 20k khi nhập mã XM11SF. Bước 2: Xác thực tài khoản bằng công nghệ định danh eKYC (Chuẩn bị CCCD, quần áo chỉnh tề để xác thực cho đẹp). Bước 3: Liên kết tài khoản ngân hàng. Bước 4: Nạp tiền đầu tư, chọn gói đầu tư linh hoạt Tikop hoặc gói đầu tư được gợi ý từ Tikop. Xem thêm: Hướng dẫn nạp tiền Tikop. Bước 5: Theo dõi lợi nhuận và nạp tiền đầu tư định kỳ theo mục tiêu dài hạn.
Câu hỏi thường gặp (FAQs)
Có bao nhiêu quỹ đầu tư trên Tikop?
Các quỹ đầu tư trên Tikop hiện tại đang có tổng cộng 38 quỹ đầu tư bao gồm quỹ mở cổ phiếu, trái phiếu và cân bằng.
Chi phí mua chứng chỉ quỹ trên Tikop?
Chi phí mua chứng chỉ quỹ được công bố trong biểu phí giao dịch chứng chỉ quỹ trên Tikop, bạn có thể xem trực tiếp trên Website của Tikop.
Cách nạp tiền mua chứng chỉ quỹ trên Tikop?
Bạn chỉ chỉ cần lựa chọn chứng chỉ quỹ phù hợp sau đó nạp tiền để mua quỹ theo cú pháp của Tikop.