investvnd-logo

Mục tiêu tài chính: Mục đích tiêu tiền của bạn là gì?

Invest VND 5 Tài chính cá nhân 5 Dân trí tài chính 5 Mục tiêu tài chính: Mục đích tiêu tiền của bạn là gì?
[fusion_builder_container type=”flex” hundred_percent=”no” equal_height_columns=”no” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” background_position=”center center” background_repeat=”no-repeat” fade=”no” background_parallax=”none” parallax_speed=”0.3″ video_aspect_ratio=”16:9″ video_loop=”yes” video_mute=”yes” border_style=”solid” padding_left_small=”0px” padding_right_small=”0px”][fusion_builder_row][fusion_builder_column type=”1_1″ type=”1_1″ layout=”1_1″ background_position=”left top” border_style=”solid” border_position=”all” spacing=”yes” background_repeat=”no-repeat” margin_top=”0px” margin_bottom=”0px” animation_speed=”0.3″ animation_direction=”left” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” center_content=”no” last=”true” hover_type=”none” first=”true” min_height=”” link=””][fusion_text]

“Không có mục tiêu tài chính, bạn giống như người đi lạc trong con đường tài chính của mình. Không biết đích đến, không có điểm dừng.” Đặt mục tiêu tài chính là cách để bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, ưu tiên phân bổ thu nhập cho mục tiêu quan trọng trong tương lai.

Có nhiều mục tiêu tài chính khác nhau và được phân loại dựa trên từng giai đoạn cụ thể.

Invest VND sẽ chia sẻ chi tiết cách để bạn có thể đặt mục tiêu tài chính và các loại mục tiêu tài chính phổ biến giúp bạn và gia đình có thể cải thiện tài chính cá nhân của mình trong từng giai đoạn tài chính của mình.

Mục tiêu tài chính là gì?

Mục tiêu tài chính là những ưu tiên về tài chính trong từng giai đoạn cụ thể và phụ thuộc vào hoàn cảnh, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thu nhập,…

Mục tiêu tài chính rất cá nhân theo từng “cá nhân” cụ thể. 

Người độc thân còn trẻ nợ tiêu dùng nhiều thì mục tiêu khác! 

Người có gia đình, thu nhập vững chắc thì có những ưu tiên khác!

Nếu bạn biết cách đặt mục tiêu tài chính thì trong tương lai ngắn trung hoặc dài hạn bạn sẽ cải thiện được sức khỏe tài chính cá nhân của mình.

Các loại mục tiêu tài chính phổ biến

Mục tiêu tài chính được phân loại theo từng giai đoạn tài chính cụ thể. Dưới đây là các loại mục tiêu tài chính phổ biến bạn có thể tham khảo để tự đặt mục tiêu tài chính cho mình:

Mục tiêu tài chính ngắn hạn

Mục tiêu tài chính ngắn hạn thường có thời gian ngắn dưới 1 năm để giải quyết nhanh các vấn đề về tài chính của bạn hoặc để thỏa mãn sở thích cá nhân nếu tài chính của bạn ổn định.

Đối với mục tiêu tài chính ngắn hạn, bạn có thể sử dụng các công cụ đầu tư tài chính ngắn hạn để tối ưu hóa lãi suất.

Các mục tiêu tài chính ngắn hạn yêu cầu tiền của bạn phải có tính thanh khoản cao (Dễ chuyển đổi thành tiền mặt) khi cần và có một tỷ lệ lãi suất hoặc tỷ suất lợi nhuận ổn định, ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ lạm phát để tránh sự trượt giá của đồng tiền.

Các mục tiêu tài chính ngắn hạn bạn có thể tham khảo:

  • Trả nợ tiêu dùng lãi suất cao (Nợ tín chấp ngân hàng).
  • Lập quỹ dự phòng cá nhân (Từ 3-6 tháng cho chi phí thiết yếu như tiền nhà, tiền ăn, điện nước, wifi, xăng xe,…). Khoản dự phòng có thể chi trả cho các chi phí thiết yếu trong trường hợp bạn bị cắt giảm thu nhập hoặc nghỉ việc.
  • Mở rộng nguồn thu nhập tối đa, tăng trưởng thu nhập ít nhất 10%/năm để theo kịp với giá đất tăng và tỷ lệ lạm phát.
  • Tiết kiệm cho các mục tiêu ngắn hạn như đi du lịch cuối năm, mua sắm đồ điện tử, gia dụng,…

Nếu nguồn thu nhập bị giới hạn thì bạn nên ưu tiên các mục tiêu bạn cho là quan trọng nhất với mình. Khi nguồn thu được mở rộng, bạn có thể gia tăng thêm nhiều mục tiêu tài chính ngắn hạn để thỏa mãn các nhu cầu cho sở thích của chính bạn.

Mục tiêu tài chính trung hạn

Mục tiêu tài chính trung hạn là ưu tiên tài chính trong dài hơi hơn, trung bình từ 2-5 năm để giải quyết các nhu cầu của bạn trong trung hạn.

Đối với mục tiêu tài chính trung hạn, bạn có thể tìm kiếm các công cụ có tỷ suất lợi nhuận tối ưu hơn và rủi ro trong ngắn hạn. Để đạt mục tiêu tài chính trong trung hạn, bạn cần kỷ luật và kiên nhẫn tối đa.

Các mục tiêu tài chính trung hạn bạn có thể tham khảo:

  • Tiết kiệm trả trước cho căn nhà đầu tiên (Có thể là 30% hoặc 50% căn nhà).
  • Tiết kiệm mua ô tô, mua đồ nội thất giá trị cao.
  • Giữ tỷ lệ DTI ở mức hợp lý khoảng 30-40%.

Để có thể đặt mục tiêu tài chính trong trung hạn, bạn nên trả lời được câu hỏi : Tôi cần sử dụng tiền để làm gì trong 2-5 năm tới?

Mỗi người có hoàn cảnh, tuổi tác, nghề nghiệp khác nhau vì vậy mục tiêu tài chính cũng rất khác nhau. Bạn phải thấu hiểu chính bản thân mình và nhu cầu tài chính của bạn và gia đình.

Mục tiêu tài chính dài hạn

Mục tiêu tài chính dài hạn là mục tiêu tài chính rất quan trọng, tuy nhiên mọi người thường bỏ qua. 

Chỉ những người có tâm lý “lo xa” mới quan tâm đến mục tiêu tài chính dài hạn!

Tuy nhiên, nếu bạn đặt mục tiêu tài chính dài hạn và theo đuổi nó một cách kiên nhẫn. Bạn sẽ có một khối tài sản khổng lồ để khi về hưu bạn có thể thực hiện bất kì ước mơ nào của bạn

Bên cạnh đó, nếu bạn có gia đình thì mục tiêu tài chính dài hạn càng quan trọng hơn để lo lắng cho người thân của mình trong tương lai, cho con bạn được hưởng nền giáo dục tiên tiến nhất, cho vợ bạn được chi tiêu thoải mái và đi du lịch nhiều nơi mà hồi còn trẻ chúng ta phải tạm thời từ bỏ để kiếm tiền,…

Mục tiêu tài chính dài hạn gợi ý cho bạn:

  • Quỹ tự do tài chính ở tuổi XX với số tiền X tỷ.
  • Quỹ giáo dục cho con cái để có thể hưởng thụ nền giáo dục tiên tiến nhất.
  • Quỹ để khởi nghiệp kinh doanh riêng trong tương lai.
  • Quỹ dự phòng rủi ro cho tài chính cá nhân khi có rủi ro xảy ra (Bảo hiểm nhân thọ là một công cụ để tiết kiệm và dự phòng tài chính trong dài hạn).

Mục tiêu tài chính dài hạn yêu cầu một số tiền rất lớn, bạn có thể sử dụng công cụ như cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ để tích lũy tài sản. Trong dài hạn, đầu tư chứng khoán là kênh đầu tư có tỷ suất lợi nhuận kép (CAGR) rất hấp dẫn, tăng trưởng trung bình từ 13-17%/năm, phù hợp để bạn phát triển các quỹ tài chính cá nhân của mình.

Vì vậy, để có thể phát triển nhiều quỹ tài chính bằng cách mở rộng thu nhập của mình tối đa khi còn trẻ và tiết kiệm đều đặn.

Công cụ tiết kiệm và đầu tư để đạt mục tiêu tài chính

Dưới đây là các công cụ tiết kiệm và đầu tư mà Invest VND gợi ý cho bạn để ứng dụng cho từng mục tiêu tài chính của mình:

Công cụ tiết kiệm và đầu tư ngắn hạn

Đối với các mục tiêu tài chính ngắn hạn như xây dựng quỹ dự phòng tài chính hay tiết kiệm để đi du lịch, mua đồ gia dụng, đồ điện tử. Bạn nên sử dụng các công cụ có tính thanh khoản cao, độ biến động thấp trong ngắn hạn nhưng vẫn có một tỷ lệ lãi suất tốt để cất giữ tiền:

Các công cụ như là:

  • Tiết kiệm online không kỳ hạn hoặc các kỳ hạn dưới 1 năm tùy vào mục tiêu bạn sử dụng khoản tiền đó.
  • Tích lũy tại các ứng dụng tài chính hoặc ví điện tử với mức lãi suất không kỳ hạn (Ghép lãi mỗi ngày) cao từ 4-5%/năm như Tikop.
  • Đầu tư vào P2P Lending, cho vay ngang hàng với lãi suất từ 18%/năm.
  • Sử dụng két vàng Isave tại TCInvest.
  • Mua chứng chỉ tiền gửi hoặc mua trái phiếu doanh nghiệp ngắn hạn với lãi suất dao động 7-9%/năm.

Công cụ tiết kiệm và đầu tư trung và dài hạn

Các mục tiêu trung và dài hạn bạn có thể sử dụng các công cụ có mức độ biến động cao trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn có xu hướng tăng trưởng hoặc phòng thủ tài chính bằng các công cụ như:

  • Đầu tư cổ phiếu để gia tăng tài sản ròng.
  • Mua chứng chỉ quỹ mở hoặc quỹ ETF theo dõi các chỉ số tham chiếu.
  • Mua bảo hiểm nhân thọ để làm quỹ dự phòng cho tài chính cá nhân. Trong dài hạn, bảo hiểm nhân thọ là một công cụ giúp bạn đạt 2 mục tiêu đó là vừa tích lũy tài chính, vừa bảo vệ tài chính (Bảo vệ thu nhập và khoản tiết kiệm) trước những rủi ro trong cuộc sống.
  • Đầu tư bất động sản.

Cách đặt mục tiêu tài chính dựa vào tài chính của từng cá nhân

Mỗi cá nhân có hoàn cảnh tài chính riêng biệt dựa vào tuổi, nghề nghiệp, độc thân hay có gia đình,… sẽ có cách đặt mục tiêu tài chính khác nhau.

Nếu bạn có nhiều khoản nợ tiêu dùng thì ưu tiên trả hết nợ tiêu dùng để giữ sức khỏe tài chính cá nhân của bạn. Bạn có thể dùng tỷ lệ DTI (Nợ trên thu nhập) để đối chiếu tình hình nợ nần của mình. Nếu DTI quá cao, từ 60% trở lên thì bạn nên dồn hết sức lực để trả hết nợ.

Nếu bạn có gia đình và có con nhỏ thì ưu tiên vào các kế hoạch xây dựng các quỹ dự phòng hoặc quỹ giáo dục cho con khi ở độ tuổi trưởng thành.

Luôn đặt mục tiêu tài chính sẽ giúp bạn chủ động hơn về tài chính trong tương lai. Nếu không đặt mục tiêu tài chính thì bạn sẽ rất vô định và “mơ hồ”. Dù bạn có thu nhập 200 triệu, 300 triệu hoặc nhiều hơn thì bạn vẫn sẽ không còn lại gì khi các sự kiện trong tương lai xảy ra.

Bài toán tiết kiệm và đầu tư như thế nào để đạt mục tiêu tài chính trung và dài hạn

Để đạt mục tiêu tài chính trong trung và dài hạn, bạn có thể sử dụng các công thức tài chính như công thức FV (Future Value) giá trị tương lai của tiền để tính toán được mỗi tháng mình phải tiết kiệm bao nhiêu để có thể đạt mục tiêu đó.

Hoặc cách đơn giản hơn là tham gia một gói bảo hiểm nhân thọ để hưởng quyền lợi bảo vệ và tích lũy định kỳ mỗi năm để có một khoản tiền trong tương lai cho các mục tiêu tài chính của bạn. Việc tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp bạn tiết kiệm một cách đều đặn hơn vì các doanh nghiệp bảo hiểm “luôn nhắc bạn” đóng tiền mỗi năm.

Tuy nhiên, bạn có thể đặt mục tiêu số tiền mong muốn và tính toán mỗi tháng tiết kiệm bao nhiêu để đạt mục tiêu tài chính.

Ví dụ:

Bạn có mục tiêu tài chính dài hạn là trả trước cho 50% căn nhà mơ ước, số tiền cần có là 2 tỷ. Bạn dự định gửi tiết kiệm 10 năm với lãi suất 7%/năm.

Bạn dùng công thức:

FV = PV*(1+i)^n trong đó FV là giá trị tiền trong tương lai (2 tỷ), PV là giá trị tiền hiện tại đặt là X, i là lãi suất 7%/năm, kỳ hạn 10 năm.

[ 2 tỷ = X*(1+7%)^9 + X*(1+7%)^8 + X*(1+7%)^7 + X*(1+7%)^6 + X*(1+7%)^5 + X*(1+7%)^4 + X*(1+7%)^3 + X*(1+7%)^2 + X*(1+7%)^1 + X*(1+7%)^0 ]

Dùng công thức Goal Seek của Excel, bạn sẽ tìm ra mỗi năm phải tiết kiệm 144,755 triệu đồng, tương đương mỗi tháng tiết kiệm 12,062 triệu.

Sức khỏe tài chính rất xấu cần phải đặt mục tiêu tài chính như thế nào?

Trước tiên, bạn phải xác định “căn bệnh” thực sự là gì! Sức khỏe tài chính xấu có nhiều nguyên nhân:

Thu nhập không đủ để chi tiêu mỗi tháng

Đây là nguyên nhân lớn khiến bạn phải luôn vật vã với cuộc sống. Thu nhập không đủ để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như tiền nhà, điện nước, xăng xe và ăn uống.

Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là bạn buộc phải mở rộng thu nhập bằng nhiều nguồn khác nhau. Làm thêm giờ hoặc kiếm thêm công việc phụ để gia tăng thu nhập.

Bài viết: 18 cách kiếm tiền online để mở rộng nguồn thu nhập của bạn có thể cho bạn ý tưởng để gia tăng thu nhập.

Ngoài ra, nếu bạn chi tiêu quá nhiều cho các sở thích cá nhân dẫn đến việc thu nhập không đủ cho các chi phí thì bạn nên xem xét để cắt giảm cho các sở thích cho đến khi nguồn thu được mở rộng.

Để theo dõi thói quen chi tiêu cho các sở thích cá nhân thì bạn nên theo dõi chi tiêu mỗi ngày bằng cách ghi chép lại hoặc sử dụng app quản lý chi tiêu để theo dõi.

Quá nhiều nợ tiêu dùng

Nợ tiêu dùng là nguyên nhân khiến tài chính của bạn trở thành gánh nặng. Thu nhập của bạn sẽ dùng để trả nợ, trả nợ và chỉ để trả nợ.

Nợ tiêu dùng thường có lãi suất rất cao từ 25-30%/năm, đó nguyên do khiến thu nhập của bạn bì bào mòn.

Việc cần làm khi rơi vào tình huống tài chính này là trả nợ. 

Bài viết phương pháp trả nợ sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để trả nợ tiêu dùng.

Bên cạnh đó, bạn phải luôn theo dõi và quản lý tỷ lệ DTI (Tỷ lệ nợ trên thu nhập) để giữ tỷ lệ DTI ở mức an toàn và hợp lý.

Thu nhập đột ngột bị “đứt gãy” mà không có dự phòng tài chính

Có nhiều người đang có nền tảng tài chính rất tốt, có khoản tiết kiệm và đầu tư rất lớn nhưng đột ngột gặp khó khăn tài chính vì gặp rủi ro trong cuộc sống như tai nạn hoặc bị bệnh hiểm nghèo.

Những sự kiện này không ai mong muốn xảy ra nhưng nó luôn hiện hữu xung quanh ta và có thể tìm đến chúng ta bất kỳ lúc nào. 

Một cách đột ngột bạn phải đi vay mượn bạn bè hoặc phải bán tài sản để lấy tiền mặt sử dụng cho các tình huống bất ngờ xảy ra. 

Vì vậy, xây dựng quỹ dự phòng tài chính là việc làm cần thiết để giúp bạn vượt qua những khó khăn trong cuộc sống mà không phải dùng đến tiền tiết kiệm và đầu tư.

Thu nhập quá nhiều nhưng luôn cảm thấy không đủ

Thu nhập quá cao bạn sẽ nâng mức sống lên vì vậy chi tiêu sẽ gia tăng theo thu nhập. Bên cạnh đó, thu nhập quá cao mà bạn không quản lý và phân bổ ngân sách để chi tiêu bạn sẽ tự mình phá vỡ sức khỏe tài chính của mình.

Phân bổ ngân sách cho chi tiêu, dự phòng tài chính và đầu tư là việc vô cùng quan trọng của nhiều người có thu nhập cao. Bạn sẽ chi tiêu đúng với mức sống bạn mong muốn bên cạnh đó bạn còn có các khoản để “phòng vệ” cho tài chính cá nhân.

Thu nhập cao sẽ giúp bạn tích lũy tài sản ròng (Net Worth) rất tốt bằng cách đầu tư vào thị trường chứng khoán hoặc đầu tư bất động sản. 

FAQs – Câu hỏi thường gặp

[/fusion_text][fusion_accordion hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” border_size=”1″ title_line_height=”1.5″ title_letter_spacing=”0″ title_color=”#232a46″ content_color=”#ffffff”][fusion_toggle title=”Nhiều nợ tín chấp thì đặt mục tiêu tài chính như thế nào?” open=”no” content_color=”#000000″]Nếu bạn có nhiều nợ tiêu dùng tín chấp thì mục tiêu tài chính ngắn hạn bạn nên ưu tiên và dồn lực là trả hết nợ. Vì một khoản nợ tiêu dùng tín chấp bạn vay ngân hàng trung bình 18-20%/năm, vay công ty tài chính từ 25-30%/năm, vay ngoài hoặc tín dụng đen có thể lên tới 50-100%/năm

Đặc điểm các khoản vay này là ghép lãi mỗi tháng vì vậy bạn sẽ trả một mức lãi suất APY (Lãi suất kép có tính kỳ ghép lãi) rất cao. [/fusion_toggle][fusion_toggle title=”Trả nợ có phải là một mục tiêu tài chính?” open=”no” content_color=”#000000″]

Trả nợ được tính là mục tiêu tài chính ngắn hạn, ưu tiên trả hết nợ bạn sẽ có khoản thu nhập dư ra mỗi tháng để tiết kiệm và đầu tư thêm cho các mục tiêu tài chính khác.

[/fusion_toggle][fusion_toggle title=”Đầu tư chứng khoán là mục tiêu tài chính gì?” open=”no” content_color=”#000000″]

Đầu tư chứng khoán là mục tiêu tài chính dài hạn vì chứng khoán có mức biến động rất lớn trong ngắn hạn, trong dài hạn nếu bạn đồng hành cùng doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt thì bạn sẽ đạt được mức tỷ suất lợi nhuận trung bình năm (CAGR) từ 15-20%/năm, có thể lên tới 30%/năm nếu doanh nghiệp có mức tăng trưởng ấn tượng.

[/fusion_toggle][fusion_toggle title=”Đặt mục tiêu tài chính như thế nào khi có con cái?” open=”no” content_color=”#000000″]

Khi có con cái, mục tiêu ưu tiên là phát triển các quỹ tài chính cho gia đình của mình. Nếu bạn quan tâm đến tài chính cá nhân và tương lai của con mình, bạn có thể xây dựng quỹ giáo dục cho con đến khi con bạn đủ 18 tuổi.

[/fusion_toggle][fusion_toggle title=”Đặt mục tiêu tài chính như thế nào khi có con cái?” open=”no” content_color=”#000000″]

Tự do tài chính mỗi người có một định nghĩa khác nhau, tuy nhiên khi bạn đạt đến trạng thái tự do tài chính thì bạn có thể chi tiêu cho bất kì nhu cầu nào mà không cần phải làm việc.

Vì khoản tiền bạn tích lũy trong nhiều năm sẽ tạo ra dòng tiền để chi trả cho các nhu cầu của bạn mà bạn không cần phải làm việc thêm để gia tăng thu nhập hoặc quỹ tự do tài chính của bạn đủ lớn để sử dụng cho đến năm bạn “rời xa cuộc sống”.

Ví dụ, mức sống của bạn mong muốn là 40 triệu/tháng, 480 triệu/năm. 10 năm sau nếu tỷ lệ lạm phát duy trì 4%/năm thì mức sống của bạn tăng lên 710,5 triệu/năm và luôn tăng lên vào những năm tiếp theo.

Quỹ tự do tài chính của bạn phải tạo ra dòng tiền lãi hơn 710,5 triệu/năm để bạn có thể chi tiêu mà không phải làm việc (Trường hợp bạn muốn để lại gốc và rút lãi ra sử dụng).

Nếu bạn không muốn để lại gốc và sử dụng hết thì 10 năm sau bạn phải có số tiền ~5.762 tỷ để chi tiêu.

Thực tế, lạm phát có thể thay đổi và nhu cầu chi tiêu của bạn cũng sẽ thay đổi mỗi năm, có thể tăng hoặc giảm đi. Vì vậy, số liệu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Việc cần làm là trong tương lai tài sản ròng của bạn càng lớn, bạn sẽ thoải mái chi trả cho cuộc sống khi về hưu mà không lo về gánh nặng tài chính cho con cháu.

[/fusion_toggle][/fusion_accordion][/fusion_builder_column][/fusion_builder_row][/fusion_builder_container]
0 0 votes
Đánh giá
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Insert math as
Block
Inline
Additional settings
Formula color
Text color
#333333
Type math using LaTeX
Preview
\({}\)
Nothing to preview
Insert
Loading