investvnd-logo

Lãi suất kép: Hướng dẫn toàn tập (2023)

Invest VND 5 Tài chính cá nhân 5 Dân trí tài chính 5 Lãi suất kép: Hướng dẫn toàn tập (2023)

“Lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của nhân loại.” – Albert Einstein

Câu nói này bàn về sức mạnh của lãi suất kép được tích lũy qua thời gian trong tài chính cá nhân.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu được bản chất của nó. Có rất nhiều người sử dụng thuật ngữ “lãi kép” vô tội vạ và sử dụng nhằm mục đích quảng cáo kêu gọi thu hút đầu tư những dự án cam kết lợi nhuận cao nhưng tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo tài chính.

Bài viết sẽ giải thích cho bạn nhiều góc nhìn về lãi kép, hiểu về tính chất quan trọng của lãi kép là các kỳ ghép lãi (Compounding Periods).

Bên cạnh đó, Invest VND còn chia sẻ chi tiết về cách ứng dụng và cách tính lãi kép trong chứng khoán hoặc gửi tiết kiệm tại các ứng dụng tích lũy và đầu tư để bạn có thể tự mình tính toán và xây dựng tài sản của chính bạn.

Lãi suất kép là gì?

Lãi kép (Compound Interest) là lãi của một khoản tiết kiệm, đầu tư hoặc một khoản vay được tính dựa trên vốn gốc gộp với tiền lãi.

Có nghĩa là nếu bạn không rút tiền lãi ra mà cứ tiếp tục để lại tiền lãi cộng dồn với tiền gốc. Bạn sẽ được hưởng lãi kép hay còn gọi là “lãi trong lãi” hoặc “lãi ghép lãi”.

Ví dụ: Nếu bạn tiết kiệm với số tiền là 100 triệu, lãi suất  7%/năm trong 10 năm. Vậy bạn sẽ tích lũy được số tiền như sau nếu như không rút lãi ra sử dụng:

\[ FV = 100*(1+7\%)^{10} = 196.71 triệu. \]

Sự khác nhau giữa lãi đơn (Simple Interest) và lãi kép (Compound Interest)

Lãi đơn là tiền lãi được tính dựa trên vốn gốc. Tức là tiền lãi được tách khỏi vốn gốc, lãi và gốc “không liên quan đến nhau”.

Bảng so sánh lãi đơn và lãi kép:

Lãi đơn Lãi kép
Tiền lãi và vốn tách biệt sau mỗi kỳ ghép lãi. Tiền lãi và vốn được ghép với nhau sau mỗi kỳ ghép lãi
Tiền lãi thấp trong dài hạn. Tiền lãi cao trong dài hạn.

Trong ngắn hạn, bạn sẽ thấy sự khác biệt giữa lãi đơn và lãi kép rất nhỏ. Sau một kỳ hạn ghép lãi, lãi đơn và lãi kép gần như bằng nhau nhưng qua nhiều kỳ ghép lãi thì lãi kép có mức lợi nhuận cao hơn vì lãi suất được tính dựa trên vốn và tiền lãi thu được thông qua nhiều kì ghép.

Ví dụ lãi đơn và lãi kép

Bạn gửi tiết kiệm 100 triệu trong thời gian 3 năm với lãi suất 7%/năm.

Lãi đơn trong 3 năm:

  • Năm 1 = 100*7% = 7 triệu.
  • Năm 2 = 100*7% = 7 triệu.
  • Năm 3 = 100*7% = 7 triệu.

Vậy tiền lãi trong 3 năm là 7 + 7 + 7 = 21 triệu.

Lãi kép trong 3 năm:

  • Năm 1 = 100*7% = 7 triệu.
  • Năm 2 = (100+7)*7% = 7.49 triệu.
  • Năm 3 = (100+7+7.49)*7% = 8.01 triệu.

Vậy tiền lãi trong 3 năm là 7 + 7.49 + 8.01 = 22.5 triệu.

Chênh lệch giữa lãi đơn và lãi kép sẽ tăng dần theo thời gian. Vì vậy, tiết kiệm và đầu tư dài hạn giúp bạn tận dụng tốt lãi suất kép để xây dựng tài sản ròng (Net Worth).

Công thức tính lãi suất kép

Cách tính lãi suất kép rất đơn giản, công thức được xây dựng trên nguyên tắc cộng dồn tiền lãi sau mỗi kỳ ghép lãi. Kỳ ghép lãi hay còn gọi là kỳ hạn tiết kiệm có thể là 1 năm, 9 tháng, 6 tháng, 3 tháng, 1 tháng, 1 tuần hoặc 1 ngày.

Kỳ ghép lãi ảnh hưởng và quan trọng với lãi kép như thế nào, Invest VND sẽ trình bày ở phần bên dưới bài viết.

Dưới đây là công thức tính lãi kép:

\[ Lãi kép = P*[(1+i)^n – 1 \]

Trong đó:

P: Vốn gốc.

i : Lãi suất.

n: Số kỳ ghép lãi.

Cách lãi kép tăng trưởng

Dưới đây là biểu đồ tăng trưởng của lãi kép trong 10 năm với vốn đầu tư 200 triệu, tỷ suất lợi nhuận kép (CAGR) duy trì 15%/năm. Nếu bạn liên tục tái đầu tư tiền lãi thì bạn sẽ có khối tài sản mà chính bạn cũng không thể ngờ:

Số tiền đầu tư bạn sẽ tăng lên thành 703.575.258 triệu nếu bạn liên tục tái đầu tư tiền lãi và đạt tỷ suất lợi nhuận bình quân 15%/năm.

Sự ảnh hưởng của các kỳ ghép lãi (Compounding Periods)

Điểm quan trọng của lãi kép là các kỳ ghép lãi. Bạn sẽ tận dụng tối đa lãi kép nếu kỳ ghép lãi ngắn. Xem biểu đồ so sánh về sự ảnh hưởng của các kỳ ghép lãi cho khoản đầu tư 200 triệu, lãi suất 6%. Biểu đồ thể hiện các kỳ ghép lãi mỗi năm, mỗi 6 tháng, mỗi 3 tháng, mỗi tháng, mỗi ngày:

Vốn gốc 200 triệu Lãi suất 6%
APY=6% APY=6.090% APY=6.136% APY=6.168% APY=6.183%
Năm Mỗi năm Mỗi 6 tháng Mỗi quý Mỗi tháng Mỗi ngày
0  VND                      -  VND                                 -  VND                     -  VND                            -  VND                   -
1  VND      12,000,000  VND                  12,180,000  VND       12,272,710  VND              12,335,562  VND    12,366,262
2  VND      24,720,000  VND                  25,101,762  VND      25,298,517  VND              25,431,955  VND     25,497,146
3  VND      38,203,200  VND                  38,810,459  VND       39,123,634  VND              39,336,105  VND     39,439,931
4  VND       52,495,392  VND                  53,354,016  VND       53,797,110  VND             54,097,832  VND     54,244,815
5  VND        67,645,116  VND                  68,783,276  VND       69,371,001  VND             69,770,031  VND    69,965,105
6  VND       83,703,822  VND                   85,152,177  VND     85,900,562  VND             86,408,856  VND    86,657,402
7  VND     100,726,052  VND                 102,517,945  VND     103,444,436  VND            104,073,927  VND   104,381,805
8  VND       118,769,615  VND                120,941,288  VND    122,064,864  VND           122,828,542  VND    123,202,131
9  VND      137,895,792  VND                 140,486,612  VND     141,827,908  VND           142,739,900  VND    143,186,142
10  VND      158,169,539  VND                 161,222,247  VND    162,803,682  VND            163,879,347  VND   164,405,791

Biểu đồ cho thấy ghép lãi mỗi ngày cho mức lợi nhuận cao nhất 164,405,791 triệu so với 158,169,539 triệu (Ghép lãi mỗi năm). Sự chênh lệch càng lớn khi thời gian càng dài. Vì vậy, các kỳ ghép lãi càng ngắn với cùng một mức lãi suất thì tiền của bạn sẽ tăng trưởng tốt hơn.

Một khoản tiết kiệm hay đầu tư với cùng một mức lãi suất 6%/năm nhưng khoản tiết kiệm A có kỳ ghép lãi là 6 tháng/lần (6 tháng nhận lãi 1 lần) còn khoản tiết kiệm B là 1 năm/lần (1 năm nhận lãi 1 lần).

Vậy khoản tiết kiệm A (Ghép lãi 2 lần trong năm) sẽ nhận lãi cao hơn khoản tiết kiệm B (Ghép lãi 1 lần trong năm) (Ví dụ bên dưới)

Để tính toán chính xác lãi suất thực dựa trên các kỳ ghép lãi. Bạn có thể dùng công thức APY (Annual Percentage Yield).

\[ APY = ((1 + \frac{r}{n})^n -1)*100 \]

Trong đó:

r: lãi suất

n: số kỳ ghép lãi

Dựa trên công thức APY, bạn sẽ tính toán được khoản đầu tư nào có lãi suất thực cao hơn và tiền lãi cao hơn nhờ tận dụng tốt các kỳ ghép lãi:

Ví dụ thực tế:

Khoản đầu tư A là 100 triệu, lãi suất 6%/năm, ghép lãi 6 tháng/lần. Một năm có 12 tháng vậy sẽ compound (ghép lãi) 2 lần trong năm, tương ứng n=2.

\[ APY (A) =( (1+\frac{6\%}{2})^2-1)*100= 6.09\% \]

Tiền lãi sau 1 năm = 100*6.09% = 6.09 triệu.

Khoản đầu tư B là 100 triệu, lãi suất 6%/năm, ghép lãi 1 năm/lần, tương ứng n=1:

\[ APY (B) = ((1+\frac{6\%}{1})^1-1)*100 = 6\% (Không thay đổi). \]

Tiền lãi sau 1 năm = 100*6% = 6 triệu.

Khoản đầu tư A có tiền lãi cao hơn khoản đầu tư B = 6.09 – 6 = 0.09 (triệu)

Thời gian càng dài, bạn sẽ thấy sự chênh lệch rất lớn giữa hai khoản đầu tư vì kỳ ghép lãi của A ngắn hơn của B.

Giá trị thời gian của tiền (Time value of money) và quy tắc 72

Lãi kép thường đi kèm với thuật ngữ TVM (Time value of money) – Giá trị thời gian của tiền và quy tắc 72.

Bạn thường hay nghe câu nói:

Đồng tiền hôm nay đáng giá hơn ngày mai.

Có nghĩa là tiền của bạn qua thời gian sẽ mất dần đi giá trị nếu bạn không làm gì với nó. Đó là sự trượt giá của tiền tệ vì lạm phát.

Giả sử bạn cất giữ một 100 triệu trong két sắt. Sau 10 năm thì 100 triệu của bạn vẫn còn nguyên nhưng giá trị của nó bị mất đi rất nhiều tương ứng với tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế.

Công thức để tính giá trị thời gian của tiền tệ:

\[ FV = PV * (1+i)^n \]

hoặc

\[ PV = \frac{FV} { (1+i)^n} \]

Trong đó:

FV (Future Value): Giá trị tương lai.

PV (Present Value): Giá trị hiện tại.

i (Interest): Lãi suất hoặc tỷ lệ lạm phát.

n: Số kỳ ghép lãi.

Công thức này đã tính đến tác động của các kỳ ghép lãi và lãi kép.

Ví dụ 1: Bạn gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất 6%/năm, kỳ hạn ghép lãi 1 năm với số tiền là 200 triệu trong 3 năm bạn rút tiền về.

\[ FV = 200*(1+6\%)^3 = 238.2 (triệu) \]

Ví dụ 2: Bạn có khoản tiền 200 triệu nhưng không gửi ngân hàng hoặc đầu tư chỉ để ở két sắt. Với tỷ lệ lạm phát trung bình tại Việt Nam 4%/năm. Sau 3 năm, 200 triệu của bạn chỉ có giá trị:

\[ PV = \frac{200}{(1+4\%)^3} = 177.79 (triệu) \]

200 triệu của bạn trong 3 năm chỉ còn 177.79 triệu nếu bạn không tác động gì với khoản tiền này.

Quy tắc 72 là quy tắc có mối liên hệ mật thiết với lãi kép. Tuy nhiên, quy tắc 72 chỉ là phương pháp tính nhanh để bạn dự đoán, nó không có độ chính xác cao.

Quy tắc 72 giúp bạn tính toán thời gian số tiền khoản đầu tư của bạn tăng lên gấp 2 lần với một mức lãi suất nhất định. Quy tắc 72 chỉ được sử dụng cho khoản đầu tư có kỳ hạn ghép lãi hằng năm.

Công thức:

\[ R72 = \frac{72}{i} \]

trong đó i là lãi suất hoặc tỷ suất lợi nhuận năm.

Ví dụ bạn đầu tư chứng khoán với CAGR (Tỷ suất lợi nhuận bình quân) 15%/năm. Vậy sau 72/15 = 4.8 năm khoản đầu tư của bạn sẽ tăng trưởng gấp đôi.

Quy tắc 72 đã tính lãi ghép lãi, bạn không rút tiền lãi ra mà cứ tiếp tục để tiền lãi cộng dồn với vốn gốc mỗi năm.

CAGR và lãi kép

CAGR (Compound Annual Growth Rate) là tỷ suất lợi nhuận kép hằng năm, thường áp dụng trong đầu tư. CAGR dùng để đo lường tăng trưởng của một khoản đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định.

CAGR về bản chất tương tự như lãi kép. Khi sử dụng CAGR làm thước đo để đánh giá một khoản đầu tư, tức là tiền lãi của khoản đầu tư bạn không rút ra mà để cộng dồn hằng năm cho đến khi bạn chốt lãi khoản đầu tư của mình.

CAGR có thể áp dụng trong đầu tư chứng khoán, chứng chỉ quỹ mở, quỹ ETF, bất động sản, P2P Lending,…

CAGR có thể được dùng để tính toán số tiền bạn cần tiết kiệm hằng năm để đạt mục tiêu tài chính trong tương lai.

Ví dụ: Bạn muốn để dành khoảng 1 tỷ để trả trước 50% cho một căn nhà. Bạn dự định đầu tư chứng khoán hoặc mua chứng chỉ quỹ với CAGR với kỳ vọng 15%/năm trong 10 năm. Vậy mỗi năm bạn phải tiết kiệm 49,252,063 triệu (4,104,339 triệu/tháng) để có thể mua được nhà sau 10 năm. (Áp dụng công thức giá trị tương lai của tiền và sử dụng công thức Goal Seek của Excel để tính toán).

Đọc thêm để hiểu thêm về CAGR:

CAGR là gì? Cách ứng dụng CAGR trong tiết kiệm và đầu tư.

Lãi kép trong đầu tư chứng khoán và chứng chỉ quỹ

Invest VND nhận thấy có nhiều bạn vẫn đang loay hoay về lãi kép trong đầu tư chứng khoán hoặc mua chứng chỉ quỹ đầu tư. 

Lãi kép chứng khoán đến từ đâu và tính toán như thế nào? Invest VND sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết cách tính toán.

Bạn cứ hãy luôn nhớ một điều là:

Lãi kép chỉ đơn giản là bạn không rút lãi ra nên lãi tiếp tục cộng dồn vốn gốc để tạo nên giá trị NAV (Net Asset Value) của bạn lớn hơn. Khi NAV của bạn lớn thì tăng trưởng của bạn dù ít nhưng lợi nhuận vẫn là rất lớn cho với NAV nhỏ.

Ví dụ: NAV 1 tỷ khi tăng 10% thì lợi nhuận là 100 triệu. Còn NAV 200 triệu tăng 10% chỉ có 20 triệu. 

Vì vậy, tài sản của bạn càng tích lũy nhiều thì bạn sẽ có lợi nhuận nhiều hơn ở cùng một mức tăng trưởng.

Lãi kép trong chứng khoán tuân thủ theo nguyên tắc đó. Tiền lãi của danh mục bạn không rút ra mà tiếp tục để NAV tăng và lợi nhuận của bạn ngày càng lớn theo thời gian.

CAGR là thước đo tăng trưởng kép trong chứng khoán qua một giai đoạn bạn nắm giữ cổ phiếu. CAGR được xem là lãi kép trong chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ mở hoặc ETF.

Đọc thêm: 

Đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu.

Lãi kép trong tiết kiệm ngân hàng hoặc tại ứng dụng đầu tư

Lãi kép trong tiết kiệm ngân hàng là lãi suất tiền gửi bạn tại ngân hàng bạn gửi tiền. Lãi suất có thể thay đổi qua các năm tùy theo tình hình kinh tế biến động ra sao.

Vì vậy lãi suất tiền gửi cũng sẽ dao động khoảng 5-7%/năm tương đối khiêm tốn so với các công cụ đầu tư tài chính ngắn hạn khác. Lãi suất không kỳ hạn tức là ghép lãi mỗi ngày ở ngân hàng dao động chỉ 0.1-0.3%/năm.

Hiện nay có nhiều ứng dụng đầu tư như Tikop, Finhay, Infina,… có mức lãi suất không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn cao hơn ngân hàng khoảng vài điểm %.

Lý do cao hơn là vì các ứng dụng đầu tư sử dụng vốn của nhiều nhà đầu tư cá nhân để mua các công cụ đầu tư tài chính ngắn hạn như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,… Họ mua với NAV lớn, kỳ hạn dài nên được chiết khấu cao, giống như mua sỉ.

Vì vậy, các gói tích lũy của họ có mức lãi suất không kỳ hạn khoảng 4-6%/năm, so với ngân hàng là 0.1-0.3%/năm. Có kỳ hạn khoảng 3-9 tháng là 7-8%/năm, mức lãi suất khá tốt.

Vì sao bạn nên chọn lãi suất không kỳ hạn tại các ứng dụng đầu tư?

Để tận dụng tốt lãi kép, ghép lãi mỗi ngày giúp bạn có mức lãi suất thực APY cao hơn.

Ví dụ: Tại Tikop có mức lãi suất không kỳ hạn là 5.5%/năm, ghép lãi qua đêm. Do ghép lãi qua đêm nên 1 năm có 365 lần ghép lãi hay còn gọi là Pay-day interest, n=365.

Vậy lãi suất thực:

\[ APY = ((1+\frac{r}{n})^n-1)*100 = ((1+\frac{5.5%}{365})^{365}-1)*100 = 5.653\%/năm. \]

Ghép lãi theo ngày giúp bạn có mức lãi suất cao hơn mức lãi suất Tikop công bố.

Bạn có thể áp dụng tương tự cho các ứng dụng đầu tư khác để tính APY và tìm ra công cụ có mức lãi suất hấp dẫn nhất để gửi tiền.

Đọc thêm:

Lãi kép trong đầu tư cho vay ngang hàng (P2P Lending)

P2P Lending là hình thức đầu tư cho vay ngang hàng, tức là các cá nhân cho vay lẫn nhau trên ứng dụng công nghệ.

Cho vay ngang hàng là công cụ tạo thu nhập cố định rất tốt với mức lãi suất dao động 15-18%/năm và ghép lãi theo mỗi tháng, mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng.

Kỳ ghép lãi của P2P Lending rất ngắn giúp bạn tận dụng tốt lãi kép. Lãi suất APY của P2P Lending sẽ cao hơn giúp bạn có nhiều lợi nhuận hơn.

Đọc thêm:

Cho vay ngang hàng – P2P Lending là gì? Cách đầu tư P2P Lending chi tiết.

FAQs

[/fusion_text][fusion_accordion hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” border_size=”1″][fusion_toggle title=”Lãi kép có áp dụng trong đầu tư chứng khoán không?” open=”no” content_color=”#000000″]

Lãi suất kép áp dụng cho tiết kiệm ngân hàng, đầu tư quỹ mở, quỹ ETF, đầu tư chứng khoán, đầu tư tiền ảo, bất động sản, bảo hiểm,… Bất kì hoạt động đầu tư sinh lời nào để bạn có tiền lời để tái đầu tư liên tục.

[/fusion_toggle][fusion_toggle title=”Làm thế nào để tận dụng tốt lãi kép?” open=”no” content_color=”#000000″]

Để tối ưu hóa lãi suất kép bạn nên quan tâm đến các kỳ ghép lãi. Kỳ ghép lãi càng ngắn bạn càng tận dụng tốt lãi suất kép. Bằng công thức APY bạn có thể tính lãi suất kép dựa trên các kỳ ghép lãi (Compound).

[/fusion_toggle][fusion_toggle title=”Lãi kép có giúp bạn giàu có hơn?” open=”no” content_color=”#000000″]

Định nghĩa về sự giàu có mỗi người sẽ khác nhau, Invest VND luôn hướng đến mục tiêu tự do tài chính cho các bạn theo dõi blog. Lãi kép có thể giúp bạn gia tăng khối lượng tài sản ròng (Net Worth) của mình nếu bạn kiên nhẫn tái đầu tư liên tục tiền lãi, sau một khoảng thời gian bạn sẽ tạo dựng khối tài sản ròng (Net Worth) đủ để tự do tài chính trong tương lai.

[/fusion_toggle][/fusion_accordion][/fusion_builder_column][/fusion_builder_row][/fusion_builder_container]
0 0 votes
Đánh giá
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Insert math as
Block
Inline
Additional settings
Formula color
Text color
#333333
Type math using LaTeX
Preview
\({}\)
Nothing to preview
Insert
Loading